Kinh nghiệm của Nhật Bản

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 33)

Với một nền kinh tế thuộc “top” đầu của thế giới, Nhật Bản là nước có rất nhiều công ty đa quốc gia với mạng lưới các chi nhánh rộng khắp, đồng thời là nước sở hữu lượng tài sản ròng (được tính bằng cách lấy tổng giá trị các khoản cho vay, đầu tư trực tiếp và các hình thức đầu tư khác của nhà nước và doanh nghiệp Nhật Bản trừ đi các khoản đầu tư tương ứng của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Nhật Bản) lớn nhất thế giới19, thế nên chuyển giá luôn là một nỗi lo của chính phủ Nhật Bản.

Thuế chống chuyển giá tại Nhật bản đã được thi hành từ năm 1986, quy định cụ thể về việc chống chuyển giá đối với cả hàng hóa hữu hình và với các hoạt động cung cấp dịch vụ giữa các công ty trong cùng tập đoàn20.

18

Nguyễn Tấn Sang, như chú dẫn số 17. 19

Thông tấn xã Việt Nam, Nhật Bản: tài sản ròng ở nước ngoài tăng lên mức cao kỷ

lục,http://www.baomoi.com/Nhat-Ban-Tai-san-rong-o-nuoc-ngoai-tang-len-muc-cao-ky-luc/126/13935938.epi, [truy cập ngày 25/7/2014].

20

Nguyễn Tấn Sang, Quy định thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam về xác định giá thị trường trong giao dịch giữa các bên có quan hệ liên kết, Luận văn Thạc sĩ luật học, Đại học Cần thơ, năm 2014, tr. 28.

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 25 SVTH: Lâm Thảo Duy

Bên cạnh đó Nhật Bản đã chủ động điều chỉnh mức thuế suất thuế TNDN từ 37.5% vào năm 1996 xuống chỉ còn 25,5% vào năm 2012. Đây là một chính sách tích cực nhằm đưa mức thuế suất của mình xấp xỉ với mức thuế suất trung bình của thế giới, do sự chênh lệch về thuế suất giữa các nước chính là một trong những điều kiện để thúc đẩy hoạt động chuyển giá diễn ra.

Ngoài ra để hạn chế tối đa những rủi ro về chuyển nhượng giá, Nhật Bản đã ký hiệp định với các nước để phối hợp quản lý chặt chẽ hoạt động kinh doanh của công ty mẹ và công ty con. Cuộc khủng hoảng kinh tế thời gian trước đã làm khoản lỗ ở các công ty con cộng dồn về công ty mẹ ở Nhật Bản là rất lớn, do đó để giảm thiểu tác động của khủng hoảng kinh tế và tránh hoạt động chuyển giá, Tổng cục Thuế Nhật Bản đã tập trung lực lượng thực hiện việc thanh tra, trong đó yêu cầu các đơn vị kinh doanh thu thập, kê khai các thông tin về giá giao dịch và gửi về cho cơ quan thuế. Qua kiểm tra, nếu phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá, cơ quan thuế sẽ trực tiếp xuống kiểm tra, thanh tra, chế tài để xử phạt các hành vi vi phạm được áp dụng theo quy định phạt vi phạm thuế chung21.

Để kiểm soát hoạt động chuyển giá được hiệu quả hơn, Nhật Bản đã tiến hành thực hiện cơ chế Thỏa thuận giá trước (APA) với các doanh nghiệp. Nhằm giúp công tác quản lý APA thuận lợi hơn, APA được phân loại thành hai nhóm chính: chương trình APA theo đề nghị của các doanh nghiệp có vốn trên 100 triệu Yên sẽ do Tổng cục Thuế Nhật bản trực tiếp xử lý; còn với APA của doanh nghiệp có vốn dưới 100 triệu Yên sẽ do các cơ quan Thuế cấp dưới chịu trách nhiệm xử lý. Đặc biệt, nhằm để đảm bảo tính bảo mật thông tin cho doanh nghiệp, ở mỗi cấp xử lý APA sẽ có phòng ban độc lập để thực hiện đàm phán. Nguồn dữ liệu để được sử dụng là nguồn dữ liệu chung với các nước khác.

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 33)