Nhìn chung đa số các nước trong khối ASEAN đều đã ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá, mà cụ thể là đưa ra những phương pháp xác định giá thị trường theo hướng dẫn của OECD như: phương pháp so sánh giá thị trường, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn, phương pháp phân chia lợi nhuận, phương pháp lợi tức thuần từ giao dịch.
21
Viettax, Xác định giá chuyển nhượng, kinh nghiệm từ các thành viên SGATAR
http://viettax.com.vn/Desktop.aspx/Tinh-thueTra-cuu-truc-tuyen/Thue-quoc-
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 26 SVTH: Lâm Thảo Duy
Nhiều quốc gia cũng đã ban hành cơ chế thỏa thuận trước giá tính thuế (APA) nhằm để hạn chế rủi ro, chống thất thu thuế và tạo ra một môi trường thuế minh bạch cho các doanh nghiệp.
Bên cạnh những điểm chung đó, mỗi quốc gia trong khối ASEAN lại có thêm những giải pháp khác phù hợp với điều kiện, đặc trưng của nền kinh tế nước mình nhằm tăng hiệu quả quản lý thuế, đặc biệt là trong công tác chống chuyển giá. Ví dụ như:
- Thái Lan: thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về các doanh nghiệp đang là mục tiêu để tiến hành kiểm tra sổ sách và điều tra, những doanh nghiệp nằm trong diện “tình nghi” thường có những dấu hiệu như: thua lỗ liên tục hơn 2 năm; tổng số lợi nhuận âm; không nộp thuế trong một giai đoạn…
Cơ quan quản lý thuế các doanh nghiệp lớn của Thái Lan (LTO) cũng đã ban hành bảng câu hỏi với 10 mục danh cho các đối tượng nộp thuế là các doanh nghiệp lớn, và các doanh nghiệp này không chỉ phải trả lời những câu hỏi đó mà còn phải đưa ra những tài liệu chứng minh.
- Malaysia: ngoài việc tiến hành xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế từ các tổ chức chính phủ và phi chính phủ, quốc gia này còn mua thêm dữ liệu tài chính từ một số công ty dịch vụ chuyên cung cấp thông tin tài chính quốc tế.