Hoạt động chuyển giá đã và đang diễn ra trên phạm vi toàn thế giới và tác động đến tất cả các quốc gia. Mỹ - một quốc gia tư bản với nền kinh tế phát triển hàng đầu thế giới, mặc dù có kinh nghiệm về quản lý cùng với hệ thống pháp luật chặt chẽ cũng không tránh khỏi tình trạng này. Nguyên nhân chủ yếu là do thuế suất thuế TNDN của Mỹ là 40%, cao hơn so với phần lớn các quốc gia trên thế giới.
Một trong những vụ chuyển giá lớn và được phát hiện sớm ở Mỹ chính là vụ việc công ty ô tô Nissan của Nhật. Cụ thể công ty này khi chuyển nhượng ô tô và các phụ tùng cho chi nhánh ở Mỹ đã định giá rất cao, làm cho lợi nhuận của chi nhánh ở Mỹ giảm và
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 21 SVTH: Lâm Thảo Duy
lợi nhuận của công ty mẹ ở Nhật tăng lên gần 1 tỷ USD15. Do đó, số thuế thu nhập đáng ra công ty Nissan phải nộp cho Mỹ đã bị chuyển về Nhật Bản. Sau quá trình điều tra, vào năm 1993 Cơ quan Thuế nội địa của Mỹ đã đưa ra kết luận hãng ô tô Nissan của Nhật Bản đã thực hiện hành vi chuyển giá nhằm tránh thuế và buộc hãng phải nộp khoản tiền phạt 170 triệu USD.
Chuyển giá từ lâu đã được cơquan có thẩm quyền về thuế của Mỹ là IRS (Internal Revenue Service) chú ý đến và tìm biện pháp kiểm soát hoạt động này. Những cơ sở pháp lý đầu tiên để điều chỉnh hoạt động này bắt đầu được hình thành từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Những quy định về giá chuyển giao đã trở thành một phần trong luật thuế của Mỹ, mà khởi đầu là phần 482 của Luật Thu nhập nội bộ (IRC) ban hành vào năm 1968. Mục đích của nội dung điều khoản này là cải thiện tình hình thất thu thuế của cơ quan thuế, theo đó giá chuyển giao nội bộ của các bên phải được xác định tương đương với giá thị trường, đồng thời điều luật này khuyến khích việc vận dụng phương pháp chiết tách lợi nhuận để định giá chuyển giao của các bên.
Tháng 10/1988, IRS đề nghị hai phương pháp nhằm thiết lập tiêu chuẩn cân xứng với thu nhập. Một là dựa trên phân tích các giao dịch có thể so sánh; hai là dựa trên việc tách lợi nhuận giữa các bên có liên kết16.
Năm 1991, Cơ chế thỏa thuận trước giá tính thuế (APA) được ban hành nhằm để hổ trợ việc quản lý thuế trong vấn đề chuyển giá.
Đến tháng 1/1992, IRS lại ban hành quy định giới thiệu bổ sung thêm ba phương pháp định giá mới vào các phương pháp định giá thị trường. Tất cả các phương pháp đó đều phải dựa trên việc đối chiếu các tài liệu về kết quả giao dịch. Đến năm 1994, quy định chính thức được ban hành và có hiệu lực với tên gọi Đạo luật chống chuyển giá IRS sec 6662.
Những điểm nổi bật trong các quy đinh của pháp luật Mỹ về kiểm soát chuyển giá gồm có:
- Các công ty ở Mỹ được yêu cầu phải có văn bản đính kèm công khai các hoạt động liên quan đến việc định giá chuyển giao khi nộp hồ sơ khai báo thuế. Việc chuẩn bị và nộp hồ sơ phải cùng lúc với việc khai báo lợi nhuận nộp thuế.
15
Dân Kinh tế, Hoạt động chống chuyển giá của một số nước trên thế giới- rút kinh nghiệm cho Việt Nam, http://www.dankinhte.vn/hoat-dong-chong-chuyen-gia-cua-mot-so-nuoc-tren-the-gioi-rut-kinh-nghiem-cho-viet- nam/, [truy cập ngày 26/7/2014].
16
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 22 SVTH: Lâm Thảo Duy
- Trong hồ sơ khai báo hoạt động định giá chuyển giao phải có các nội dung sau: + Tổng quan về hoạt động kinh doanh của tổ chức nộp thuế, trong đó nêu rõ tình hình kinh tế và các nhân tố pháp lý ảnh hưởng đến việc định giá tài sản và dịch vụ
+ Cơ cấu tổ chức của tổ chức nộp thuế, trong đó có sơ đồ mô tả tất cả các bên có liên quan trong giao dịch
+ Phân tích chức năng + Phân tích rủi ro
+ Các thỏa thuận liên công ty
+ Đặc điểm các giao dịch chịu sự quản lý, và các dữ liệu nội bộ để phân tích giao dịch
+ Miêu tả các phương pháp có thể được xem xét và lý do tại sao không chọn
+ Miêu tả các giá dùng để so sánh và lý do, mức độ so sánh
- Các phương pháp tính giá chuyển giao được áp dụng:
+ Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ sở giá tự do có thể so sánh được (Comparable Uncontrolled Price Method)
+ Phương pháp giá bán lại (Resales Price Method) + Phương pháp giá vốn cộng lãi (Cost Plus Method)
+ Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ cở giá nghiệp vụ chuyển giao tự do có thể so sánh được (Comparable uncontrolled transaction Method)
+ Phương pháp định giá chuyển giao trên cơ cở giá dịch vụ tự do có thể so sánh được (Comparable uncontrolled service price Method)
+ Phương pháp lợi nhuận của tổng dịch vụ (Gross service margin Method) + Phương pháp giá dịch vụ cộng lãi (Cost of service plus Method)
+ Phương pháp giá dịch vụ (Service cost Method)
+ Phương pháp lợi nhuận có thể so sánh được (Comparable profits method) + Phương pháp chiết tách lợi nhuận (Profit Split Method)
+ Và một số phương pháp khác.
- Các chỉ số về mức giá để so sánh do cơ quan thuế lập ra và công khai trên nguồn thông tin đại chúng.
- Theo đạo luật IRC Sec1.6662 quy định chế tài xử lý hành vi chuyển giá gồm có hai hình thức phạt:
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 23 SVTH: Lâm Thảo Duy
+ Phạt chuyển giá trong giao dịch (Transaction penalty): là loại hình chế tài khi có chênh lệch đáng kể trong giá chuyển giao nếu so sánh với căn bản giá thị trường theo quy định IRC Sec1.482, mà hậu quả là số thu nhập chịu thuế không phản ánh đúng thực tế của nghiệp vụ phát sinh.
+ Phạt bổ sung (Net Adjustment Penalty): phạt bổ sung được áp dụng nếu phần thu nhập chịu thuế sau khi tính lại theo IRC Sec 482 tăng vượt mức quy định có thể cho trước.
- Mức phạt dao động từ 20-40% trên tổng số thuế phải nộp.
Ở Mỹ cũng cho phép các MNC có thể có các thỏa thuận giá trước APA. Các loại APA có thể có là đơn phương, song phương hoặc đa phương.