Quyền và nghĩa vụ của Cơ quan Thuế: hoạt động chuyển giá gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đối với nền kinh tế nước ta, ngoài việc tạo ra một môi trường cạnh tranh không lành mạnh thì nó còn gây thất thu lớn cho NSNN. Do đó, Nhà nước bắt buộc phải tham gia vào quan hệ pháp luật và kiểm soát chuyển giá nhằm thực hiện chức năng quản lý và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Cơ quan Thuế chính là chủ thể trực tiếp tham gia vào quan hệ pháp luật liên quan đến chuyển giá, bởi vì chức năng chính của cơ quan Thuế chính là quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, trong đó có thuế. Theo điều 9 Luật quản lý Thuế 201336, cơ quan Thuế có 8 quyền cơ bản. Đây là những quyền nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình quản lý thuế. Hoạt động chuyển giá
36
Điều 9. Quyền hạn của cơ quan quản lý thuế
1. Yêu cầu người nộp thuế cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, số hiệu, nội dung giao dịch của các tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác và giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế.
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế và phối hợp với cơ quan quản lý thuế để thực hiện pháp luật về thuế.
3. Kiểm tra thuế, thanh tra thuế. 4. Ấn định thuế.
5. Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về thuế.
6. Xử phạt vi phạm pháp luật về thuế theo thẩm quyền; công khai trên phương tiện thông tin đại chúng các trường hợp vi phạm pháp luật về thuế.
7. Áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật. 8. Ủy nhiệm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thu một số loại thuế vào ngân sách nhà nước theo quy định của Chính phủ.
9. Cơ quan Thuế áp dụng cơ chế thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế với người nộp thuế, với cơ quan thuế các nước, vùng lãnh thổ mà Việt Nam đã ký kết Hiệp định tráng đáng thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với thuế thu nhập.
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 50 SVTH: Lâm Thảo Duy
cũng là một trong những hành vi làm sai lệch nghĩa vụ thuế, nên các quyền trên của cơ quan Thuế cũng sẽ được vận dụng trong quá trình quản lý, kiểm soát hoạt động chuyển giá.
Ngoài ra, theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC, Cơ quan Thuế còn có thêm một số quyền và nghĩa vụ liên quan trực tiếp đến hoạt động kiểm soát chuyển giá, cụ thể là trong hoạt động xác định giá thị trường trong giao dịch của các bên liên kết như: phải giữ bí mật các thông tin do danh nghiệp cung cấp liên quan đến việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết khi các thông tin đó không xuất xứ từ các nguồn không được công khai; khi các doanh nghiệp thuộc một trong các trường hợp như tạo ra các giao dịch giả mạo, khi các doanh nghiệp không kê khai hoặc kê khia không đầy đủ…thì Cơ quan Thuế có quyền ấn định mức giá được sử dụng để kê khai thuế, ấn định thu nhập phải chịu thuế hoặc số thuế TNDN sẽ thu.
Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp: Là chủ thể bị cơ quan Thuế tiến hành kiểm tra khi có nghi vấn về hoạt động chuyển giá, doanh nghiệp có quan hệ giao dịch liên kết phải có trách nhiệm kê khai các thông tin về giao dịch liên kết theo mẫu quy định.Đồng thời, các doanh nghiệp có giao dịch liên kết có nghĩa vụ và trách nhiệm lựa chọn, lưu giữ các thông tin, tài liệu chứng cứ làm áp dụng phương pháp xác định giá thị trường đối với sản phẩm trong giao dịch liên kết và khi có yêu cầu của Cơ quan Thuế, doanh nghiệp phải xuất trình trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu của cơ quan Thuế, các thông tin, tài liệu đó phải là bản chính hoặc bản sao theo quy định của pháp luật37.
Theo quy định tại Điều 7 Thông tư 66/2010/TT-BTC, với các giao dịch liên kết, doanh nghiệp còn phải lưu giữ hồ sơ gồm thông tin, tài liệu chứng từ liên quan tới các nội dung như:
Về thông tin chung của doanh nghiệp và các bên liên kết: doanh nghiệp phải lưu giữ thông tin về quan hệ liên kết giữa các bên liên kết với doanh nghiệp; báo cáo cập nhật về chiến lược phát triển, điều hành, kiểm soát giữa các bên liên kết; chính sách xây dựng giá giao dịch về từng nhóm sản phẩm theo định hướng chung của các bên liên kết và doanh nghiệp; các tài liệu, báo cáo về quá trinh phát triển, chiến lược kinh doanh, dự án, kế hoạch đầu tư, sản xuất kinh doanh; quy định và quy trình về chế độ báo cáo tài chính và kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp…
37
Dương Nguyễn Nhật Minh, Hoạt động chuyển giá của doanh nghiệp FDI thực trạng và giải pháp ở Việt Nam, Luận văn tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Cần Thơ, 2012, tr. 77 .
GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 51 SVTH: Lâm Thảo Duy
Doanh nghiệp phải lập và lưu giữ các thông tin, tài liệu về giao dịch của doanh nghiệp gồm có: sơ đồ giao dịch và tài liệu giao dịch mô tả về giao dịch bao gồm các thông tin về các bên tham gia giao dịch, trình tự và thủ tục thanh toán, chuyển giao sản phẩm; tài liệu mô tả đặc tính, chỉ tiêu, kỹ thuật sản phẩm, băng kê chi tiết chi phí (hoặc giá thành) đơn vị, giá bán, tổng số lượng sản phẩm sản suất và tiêu thụ trong kỳ; các thông tin, chứng từ về quá trình thương lượng, ký kết, thực hiện và thanh lý các hợp đồng, thỏa thuận kinh tế có liên quan đến giao dịch; ngoài ra còn phải lưu giữ các tài liệu, thông tin về điều kiện kinh tế của thị trường khi diễn ra giao dịch và có ảnh hưởng đến phương pháp xác định giá giao dịch.
Các thông tin, tài liệu và chứng từ có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh, và phương pháp xác định giá thị trường đối với giao dịch liên kết phải được lập tại thời điểm diễn ra các giao dịch liên kết, được cập nhật, bổ sung trong suốt quá trình thực hiện giao dịch và lưu giữ phù hợp với các quy định về lưu giữ chứng từ, sổ sách, kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán, thống kê và thuế.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn có quyền yêu cầu cơ quan Thuế giữ bí mật các thông tin đã cung cấp cho cơ quan Thuế, phục vụ việc xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên liên kết cho mục đích tính thuế38.