Thực tế việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 76)

Trong giai đoạn từ 2005-2009, công tác thanh tra giá chuyển nhượng ít được tiến hành và chủ yếu chỉ do cấp Tổng cục Thuế thực hiện nhằm thí điểm, rút kinh nghiệp để xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro, kỹ năng và quy trình thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng. Đến năm 2010, sau khi Thông tư 66/2010/TT-BTC được ban hành thì công tác thanh tra, kiểm tra giá chuyển nhượng mới được quan tâm và triển khai mạnh mẽ hơn. Tổng cục Thuế đã chỉ đạo các Cục thuế địa phương lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra theo hướng tập trung thanh tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá như: kê khai thua lỗ kéo dài, lỗ nhưng vẫn mở rộng sản xuất kinh doanh, lỗ vượt vốn chủ sở

51

Theo quy định tại Điều 18 Thông tư 201/2013/TT-BTC. 52

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 16 Thông tư 201/2013/ TT-BTC. 53

Thỏa thuận xác định giá trước và khả năng áp dụng trong hoạt động quản lý thuế ở Việt Nam, Ts.Nguyễn Tiến Dũng, Lý Thị Ngọc Lan, Trường ĐH Kinh tế- Luật, Đại học quốc gia TP.Hồ Chí Minh.

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 68 SVTH: Lâm Thảo Duy

hữu…Trên cơ sở đó, các Cục Thuế đã bắt đầu nhập cuộc tích cực và chủ động hơn54. Kết quả đạt được là từ năm 2010 đến hết năm 2013, cơ quan thuế đã thanh tra, kiểm tra 4.857 doanh nghiệp có giao dịch liên kết bị nghi ngờ có hoạt động chuyển giá. Đồng thời, cơ quan thuế đã ra kết luận truy thu 4.200 tỷ đồng, giảm lỗ 11.000 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng 335 tỷ đồng đối với hàng ngàn doanh nghiệp cả trong và ngoài nước. Trong đó, năm 2013, cơ quan thuế tiến hành thanh tra, kiểm tra 2.110 doanh nghiệp, đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ đồng, giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng gần 137 tỷ đồng, buộc các doanh nghiệp phải giảm lỗ hơn 4.192 tỷ đồng55.

Kết quả trên cho thấy rằng, từ khi Thông tư 66 được ban hành và ngành thuế đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có nghi vấn thực hiện chuyển giá, thì số lượng doanh nghiệp FDI kê khai thua lỗ đã giảm xuống rõ rệt, nhiều doanh nghiệp chuyển từ kê khai lỗ sang kê khai lãi và nộp thuế TNDN, đặc biệt có nhiều trường hợp trước thời điểm thanh tra thuế đến làm việc đã tự động điều chỉnh nhằm khắc phục những sai phạm của mình (ví dụ như trường hợp công ty Keangnam Vina).

Bên cạnh những kết quả đạt được thì việc áp dụng các biện pháp kiểm soát chuyển giá ở Việt Nam vẫn còn gặp phải nhiều hạn chế. Cụ thể là: đối với việc xác định giá thị trường trong các giao dịch liên kết, Thông tư 66/2010/TT-BTC đã đưa ra quy định bao quát về các bên được xem là có quan hệ liên kết, tuy nhiên chính những quy định với phạm vi quá rộng này đã tạo nên một số bất cập, vướng mắc trong quá trình áp dụng vào thực tế. Cụ thể là, trong trường hợp hai doanh nghiệp có giao dịch kinh doanh với nhau nhưng theo giá thị trường sòng phẳng mà không hề biết mình có mối quan hệ liên kết như trong quy định của pháp luật, hoặc đối với trường hợp doanh nghiệp chỉ đơn thuần sản xuất và bán nhiều cho một doanh nghiệp khác với số lượng, giá trị lớn (trên 50% giá trị đầu vào) và giao dịch mang tính sòng phẳng theo giá thị trường mà không có quan hệ liên kết. Với hai trường hợp này, dựa theo quy định tại Thông tư 66/2010/TT-BTC thì cơ quan Thuế sẽ cho rằng giao dịch đó là giao dịch kinh doanh có quan hệ liên kết. Thế nên, doanh nghiệp vẫn phải tiến hành xác định giá thị trường và kê khai đối với các giao dịch mà quy định hiện hành xác định là giao dịch liên kết. Nếu như doanh nghiệp trên không tuân thủ theo những quy định của Thông tư 66 như không thực hiện đầy đủ chế độ kế

54

Tổng Cục Thuế, Báo cáo đánh giá thực trạng quản lý thuế hoạt động chuyển giá tại Việt Nam giai đoạn 2006- 2010 và định hướng nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động này trong giai đoạn tới, Hà Nội 2011. 55

Đầu tư Chứng khoán, Tổng cục Thuế thừ nhận chuyển giá không đơn giản, Mạnh Bôn,

http://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/tong-cuc-thue-thua-nhan-chong-chuyen-gia-khong-don-gian-94343.html ,[ngày truy cập 15/9/2014].

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 69 SVTH: Lâm Thảo Duy

toán, hóa đơn, chứng từ thì sẽ bị ấn định thuế, trong khi thực tế thì họ thực hiện giao dịch đúng theo giá thị trường.

Thực tế cho thấy rằng việc xác định giá thị trường của các giao dịch liên kết rất khó khăn và cần phải có nhiều thời gian. Muốn xác định giá chuyển giao nội bộ của các bên có quan hệ liên kết chúng ta cần phải nhìn vào chuỗi giá trị gia tăng của chi tiết, sản phẩm đó. Ví dụ như đối với một chi tiết sản xuất ở Việt Nam rồi xuất sang Hàn Quốc thì cần phải xem xét tổng thể cả sản phẩm (bao gồm rất nhiều chi tiết) giá thành bao nhiêu, được sản xuất ở những đâu…so sánh giữa tổng chi phí đầu vào và đầu ra nếu có chênh lệch nhiều lần thì mới có thể xác định có hiện tượng chuyển giá56.

Ngoài ra, việc xử lý vi phạm đối với các giao dịch liên kết bằng cơ chế ấn định giá cũng chưa được quy đinh rõ ràng, khiến cho việc áp dụng vào thực tế không đươc nhất quán. Do chưa có quy định rõ ràng về tiêu chuẩn lựa chọn để định giá nào được xem là phù hợp một khi những thông tin mà đối tượng nộp thuế cung cấp được xem là giả mạo, hoặc khi không có giao dịch tương tự để so sánh. Từ đây có thể dẫn đến việc cơ quan Thuế sẽ tùy nghi vận dụng. Hay theo quy định tại điểm d, khoản 2, điều 9 Phần C Thông tư 66/2010/TT-BTC có đề cập đến sự nghi ngờ của cơ quan thuế liên quan đến tính trung thực của đối tượng nộp thuế dẫn đến việc chủ thể này phải có nghĩa vụ chứng minh. Thế nhưng, lại không có cơ sở chính xác cho sự nghi ngờ này, khiến cho đối tượng nộp thuế sẽ rất khó thực hiện nghĩa vụ chứng minh của mình, nhưng sẽ rất dễ để cơ quan thuế làm khó đối tượng nộp thuế vì thực chất sự nghi ngờ có thể xuất phát từ cảm tính của chủ thể quản lý57.

Đối với việc áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế (APA), đây là một cơ chế còn mới mẻ, Thông tư hướng dẫn được Bộ tài chính ban hành chỉ vừa có hiệu lực vào tháng 2 năm 2014, do đó trên thực tế nước ta chỉ đang thực hiện thí điểm đối với Samsung, Intel và một số doanh nghiệp khác. Do APA áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện nên cơ quan thuế không thể ép doanh nghiệp thực hiện, và các doanh nghiệp này chỉ hứng thú khi họ nhận thấy rằng việc thanh tra chuyển giá có thể khiến họ chịu nhiều thiệt hại hơn là khi tham gia APA. Cơ chế này có đem lại hiệu quả như kỳ vọng của nước ta hay không chủ yếu phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ cán bộ thuế và sự quan tâm áp dụng của các doanh nghiệp.

56

Phạm Hùng Tiến, như chú dẫn số 8.

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 70 SVTH: Lâm Thảo Duy

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 76)