Một số trường hợp xử lý chuyển giá thành công

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 79)

Mặc dù nước ta đã ban hành những quy định pháp luật để điều chỉnh hành vi chuyển giá, tuy nhiên trước tình hình hiện nay, khi hành vi chuyển giá được các doanh nghiệp FDI tiến hành ngày càng tinh vi và phức tạp thì việc để các cơ quan chức năng phát hiện, kết luận những doanh nghiệp này có thực hiện chuyển giá đã khó, nhưng để họ thừa nhận và tiến hành xử lý lại càng khó hơn. Do đó, trên thực tế dù có thể dễ dàng nhận ra sự phi lý trong bức tranh lãi lỗ của các doanh nghiệp FDI nhưng để điều tra, tiến hành ấn định, truy thu và buộc họ phải thực hiện nghĩa vụ thuế là cả một quá trình gian nan. Thời gian qua, đã có một số vụ việc chuyển giá của các doanh nghiệp FDI bị phanh phui và xử lý, điều đó đã cho thấy sự nỗ lực của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý và kiểm soát chuyển giá. Những thành công bước đầu ấy chính là động lực để cơ quan thuế tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chống chuyển giá ở nước ta.

Một trong những trường hợp chuyển giá được xử lý thành công chính là trường hợp của các doanh nghiệp FDI sản xuất, kinh doanh chè tại Lâm Đồng. Đây là những doanh nghiệp 100% vốn Đài Loan, đầu tư vào nước ta để sản xuất, chế biến và xuất khẩu trà ô long. Các doanh nghiệp này thuê đất để sản xuất, kinh doanh trà, chiếm đến ¾ diện tích trồng trà của cả tỉnh và trên 90% sản phẩm những doanh nghiệp này sản xuất ra được đem đi xuất khẩu. Tuy nhiên, trong nhiều năm qua, tỉnh Lâm Đồng không thu được đồng thuế thu nhập doanh nghiệp nào từ các doanh nghiệp này, thậm chí phải hoàn thuế GTGT nhiều tỷ đồng ngược lại cho họ. Qua điều tra và kê khai của các doanh nghiệp, sản phẩm trà của họ làm ra có giá trị xuất khẩu thấp hơn so với giá bán trong nước, đặc biệt có những trường hợp giá bán ra chỉ bằng 42% giá thành sản phẩm. Một trong những doanh nghiệp FDI sản xuất chè tại Lâm Đồng là Công ty Haiyih (Cầu Đất, Thành phố Đà Lạt) có giá xuất khẩu chè chỉ bằng 13% giá tiêu thụ nội địa, hay sản phẩm trà của Vina-Suzuki (huyện Di Linh) xuất khẩu qua thị trường Nhật bản nhưng giá cao nhất của chỉ bằng 61% giá bán trong nước. Từ đó, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp luôn thu lỗ, thậm chí có nhiều doanh nghiệp đã lỗ gần hết số vốn đầu tư hoặc vượt hơn số vốn đầu tư. Bằng việc thực hiện quy trình điều tra thuế tại cơ quan thuế đã cho thấy các doanh nghiệp FDI chuyên sản xuất, chế biến trà xuất khẩu thu mua nguyên liệu đầu vào với giá 35.000 đông/kg chè búp tươi (tính ở thời điểm cao giá). Cứ 5kg chè búp tươi chế biến được 1kg trà ô long thành phẩm. Như vậy, giá nguyên liệu cho 1kg trà ô long thành phẩm là 175.000 đồng (chưa tính các chi phí khác như nhân công, điện, nước...). Nhưng khi tiêu thụ sản phẩm, đơn vị xuất khẩu có đầy đủ các thủ tục gồm hợp đồng xuất khẩu, tờ khai xuất khẩu có xác nhận hàng thực xuất của hải quan, có chứng từ thanh toán qua ngân hàng, với giá xuất khẩu trà ô long loại 1 là 64.580 đồng/kg.Với nghi vấn các doanh

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 71 SVTH: Lâm Thảo Duy

nghiệp FDI này thực hiện hành vi chuyển giá, Cục thuế Lâm Đồng đã thực hiện hàng loạt các nghiệp vụ thanh tra theo quy định của pháp luật như: khảo sát thực tế, thu thập thông tin (từ các tổ chức cá nhân là đối tác mua hàng, bán hàng, từ nhân viên đã từng làm việc tại các doanh nghiệp này, từ các cơ quan nhà nước có liên quan như Hải quan, Sở Công thương,…) và tiến hành tổ chức đối thoại với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá và tiến hành kiểm tra tại trụ sở doanh nghiệp…Kết quả kiểm tra tại trụ sở các doanh nghiệp FDI này đã đi đến kết luận về hành vi chuyển giá của doanh nghiệp và xác định các doanh nghiệp này có lãi từ năm 2005 hoặc 2006 và phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật58.

Trường hợp xử lý thành công tiếp theo chính là đối với Keangnam Vina. Đây là một trong những trường hợp điển hình của Doanh nghiệp FDI thực hiện chuyển giá thông qua các nhà thầu trong lĩnh vực Bất động sản. Công ty TNHH Một thành viên Keangnam- Vina (Keangnam Vina) là doanh nghiệp với 100% vốn Hàn Quốc, kinh doanh trong lĩnh vực BĐS và là chủ sở hữu của tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark. Sau hơn 5 năm đầu tư vào Việt Nam, doanh nghiệp này báo lỗ liên tục, mặc dù doanh thu lên đến 5200 tỷ đồng nhưng công ty này vẫn báo lỗ 140 tỷ đồng (tính đến năm 2011). Với những dấu hiệu khả nghi đó, Keangnam Vina đã bị đưa vào tầm ngắm của cơ quan Thuế ngay từ cuối năm 2012. Từ đây, những mánh lới chuyển giá đã lần lượt được phơi bày. Cụ thể vào tháng 10/2013, sau 3 tháng được cấp phép, Keangnam Vina đã ký hợp đồng chìa khóa trao tay với công ty Keangnam Enterprise- một thành viên cùng công ty mẹ để là tổng thầu EPC (Engineering Procurenment and Construction contract- Hợp đồng thiết kế, cung cấp thiết bị công nghệ và thi công xây dựng). Tổng giá trị hợp đồng lên đến 871 triệu USD.

Keangnam Enterprise không chỉ đảm nhiệm việc khảo sát, thiết kế dự án, cung cấp thiết bị máy móc, thi công xây dựng mà còn cung cấp cả dịch vu tư vấn tài chính, dàn xếp vốn vay cho Keangnam vina. Năm 2008, riêng khoản chi phí tư vấn tài chính này đã được chủ đầu tư Keangnam Vina chi trả cho Keangnam Enterprise lên tới 30 triệu USD. Phí dịch vụ sắp xếp nguồn vay lên đến 20 triệu USD, chi phí tư vấn quảng cáo, tư vấn cấp quyền sử dụng đất, cấp giấy phép đầu tư cũng vài triệu USD. Trên sổ sách, trong khi chủ đầu tư Keangnam Vina thua lỗ liên tục, không nộp thuế TNDN thì tổng thầu EPC Keangnam Enterprise chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam, thấp hơn nhiều so với

58

Tạp chí Tài chính, Chống chuyển giá ở Việt Nam: tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý và các điều kiện thực hiện, Lê Xuân Trường, http://www.tapchitaichinh.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Chong-chuyen-gia-o-Viet-Nam-Tiep-tuc-hoan- thien-khung-phap-ly-va-cac-dieu-kien-thuc-hien/5672.tctc ,[ngày truy cập 16/9/2014].

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 72 SVTH: Lâm Thảo Duy

việc nộp thuế TNDN với thuế suất từ 25-28%. Bằng những dàn xếp về giá vốn xây dựng, một khoản lợi nhuận kếch sù đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc.

Sau quá trình thanh tra, cơ quan thuế đã xác minh loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý. Tổng giá trị của hợp động EPC từ mức 871 triệu USD thực chất giảm chỉ còn 699 triệu USD. Đặc biệt, những con số lãi lỗ của Keangnam Vina đã được làm sáng tỏ. Thực tế, doanh thu bán căn hộ đạt đến khoảng 3.500 tỷ đồng. Keangnam Vina bị buộc phải nộp truy thu thuế TNDN cho mảng kinh doanh căn hộ với tổng thuế là 95,2 tỷ đồng.

Ngoài ra còn trường hợp của công ty Hualon Corporation, là công ty với 100% vốn từ Malaysia, Đài Loan- British Virgin Island, hiện đang hoạt động tại khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (Đồng Nai) ngành nghề chuyên sản xuất sợi và dệt vải. Đây là doanh nghiệp FDI thuộc thế hệ đầu tiên được đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, trong suốt hơn 20 năm hoạt động của mình, doanh nghiệp này liên tục báo lỗ. Tính đến cuối năm 2010, công ty này đã lỗ lũy kế tới hơn 1.000 tỷ đồng, dĩ nhiên nhờ vậy mà doanh nghiệp này cũng đã không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp trong từng ấy năm. Mặc dù lỗ liên tục nhưng Hualong Corporation vẫn mở rộng sản xuất, đầu tư thêm nhiều dây chuyền, trang thiết bị phục vụ sản xuất. Đó cũng chính là một trong những lý do được doanh nghiệp đưa ra để giải thích cho tình trạng lỗ liên tục cùng với việc giá mua nguyên vật liệu đầu vào cao trong khi giá bán không đủ bù đắp các loại chi phí. Với nghi vấn công ty Hualon Corporation thực hiện hành vi chuyển giá, cơ quan thanh tra thuế đã vào cuộc và tiến hành điều tra. Từ đó, những mánh khóe chuyển giá nhằm không phải thực hiện nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp này đã được đưa ra ánh sáng. Công ty Hualon Corporation khai rằng đã nhập khẩu 1 bộ dây chuyền dệt vải từ bên liên kết nước ngoài với giá gần 16 triệu USD. Tuy nhiên sau đó, bộ dây chuyền vải này lại được bán cho một doanh nghiệp khác với giá thấp hơn đến 40 lần, khoảng 400.000 USD. Công ty Hualon Corporation giải thích do không có nhu cầu sử dụng nên đã thanh lý tài sản. Nhưng xét thấy thanh lý với giá rẻ hơn rất nhiều lần như vậy, trong khi chỉ vừa mua về trong thời gian ngắn thật sự là một việc bất thường. Bất ngờ hơn, theo điều tra của cơ quan thuế, dây chuyền sản xuất máy dệt này đã rất lạc hậu, tại nước ngoài đã thuộc diện phải thải bỏ, không thể sử dụng. Nhưng thay vì nên tiêu hủy, công ty Hualon lại mua về Việt Nam để “nâng cao năng lực sản xuất”. Thực tế, khi nhập về, dây chuyền dệt này cũng chỉ xếp xó, không sử dụng. Nhưng vẫn được doanh nghiệp này coi là tài sản cố định trong hoạt động sản xuất kinh doanh và vẫn tính khấu hao như những tài sản khác. Bên cạnh hành vi nâng giá trị tài sản cố định, Công ty Hualon Corporation còn tiến hành chuyển giá với việc mua nguyên liệu ở công ty liên kết nước ngoài, nhờ đó mà tổng giá vốn đã được nâng khống lên tới 1.156

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 73 SVTH: Lâm Thảo Duy

tỷ đồng. Với những thủ thuật như trên, số lỗ lũy kế ảo của Công ty Hualon đã lên tới 956,2 tỷ đồng. Để phát hiện và buộc doanh nghiệp này thừa nhận những hành vi sai phạm của mình, cơ quan thuế đã phải huy động mấy nghìn doanh nghiệp may trong nước gửi dữ liệu giá về, sau đó tiến hành tổng hợp, phân tích để cho ra dữ liệu giá so sánh độc lập. Nhờ đó mà toàn bộ số lỗ mà doanh nghiệp đã “qua mặt” cơ quan thuế đã buộc phải giảm lỗ hết. Kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có lãi lớn và tổng số thuế bị truy thu lên đến 78,1 tỷ đồng59.

Trên đây là hai trường hợp doanh nghiệp chuyển giá với quy mô lớn đã được cơ quan thuế điều tra và tiến hành truy thu thuế. Ngoài ra còn có thêm nhiều trường hợp doanh nghiệp chuyển giá được các cơ quan thuế ở địa phương phát hiện và xử lý. Đây có thể được xem là những thành công bước đầu trong quá trình đấu tranh chống hoạt động chuyển giá của nước ta. Tuy nhiên, số vụ việc chuyển giá được phát hiện và xử lý chưa nhiều so với số lượng các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá. Do những hạn chế nhất định nên mặc dù chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những điều bất thường trong bức tranh lãi lỗ của doanh nghiệp, nhưng vẫn không đủ cơ sở, căn cứ để doanh nghiệp thừa nhận hành vi chuyển giá của mình để tiến hành xử lý, truy thu thuế như đối với công ty Coca cola. Hoặc như Công ty TNHH Một thành viên Keangnam Vina, chỉ vừa có tin Cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra với nghi vấn doanh nghiệp này thực hiện chuyển giá (vì mức lãi suất tiền vay mà doanh nghiệp này phải trả cho công ty mẹ cao hơn rất nhiều so với mức lãi suất trung bình của ngân hàng), thì doanh nghiệp này đã nhanh chóng điều chỉnh mức lãi suất tiền vay thấp xuống. Vì động thái “sửa sai” nên Keangnam Vina đã không bị phạt chuyển giá vì hành vi này, trong khi nước ta đã thất thu một khoản NSNN chính vì hành vi này của doanh nghiệp.

59

Báo Điện tử Việt Nam, Vô địch chuyển giá, trắng trơn hơn cả Keangnam, Phạm Huyền,

http://vietnamnet.vn/vn/kinh-te/146466/vo-dich-chuyen-gia--trang-tron-hon-ca-keangnam.html ,[ngày truy cập 17/9/2014].

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 74 SVTH: Lâm Thảo Duy

Kết luận Chương 2

Việt Nam từ khi tiến hành mở cửa thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài đã gặt hái được nhiều thành quả và lợi ích nhất định, nền kinh tế tăng trưởng và từng bước hội nhập với thế giới. Các loại hình doanh nghiệp FDI lần lượt xuất hiện ở nước ta, với mục đích tối đa hóa lợi nhuận và chiếm lĩnh thị trường, các doanh nghiệp này đã thực hiện hành vi chuyển giá. Trước tình trạng hoạt động chuyển giá ngày càng trở nên tinh vi, phức tạp, làm thất thu một lượng lớn NSNN, nước ta đã ban hành một số quy định nhằm để điều chỉnh và xử lý hoạt động này. Qua nhiều lần sửa đối bổ sung, cơ sở pháp lý quy định về hoạt động chuyển giá đang dần được hoàn thiện. Nổi bật nhất là thông tư 66/2010/TT- BTC, thông tư này đóng vai trò rất quan trọng trong việc đẩy mạnh công tác kiểm soát chuyển giá, là những quy định phù hợp với thông lệ quốc tế giúp cơ quan thuế có thể dễ dàng phát hiện hành vi chuyển giá của doanh nghiệp và tiến hành xử lý. Ngoài ra, thông tư 201/2013/TT-BTC được ban hành đã tạo ra một cơ chế thỏa thuận giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế, giúp cho doanh nghiệp có thể chủ động trong việc hoạch định việc kinh doanh của mình đồng thời vẫn đảm bảo nguồn thu cho NSNN. Tuy nhiên, trên thực tế việc áp dụng các quy định này vẫn chưa thật sự đem lại hiệu quả như mong muốn, số vụ việc chuyển giá được xử lý vẫn còn khá ít.

Thông qua việc phân tích các thủ thuật chuyển giá của các doanh nghiệp FDI, một số bất cập trong nội dung của các quy định hiện hành về quản lý, kiểm soát chuyển giá và thực tế của việc áp dụng các quy định đó chúng ta cần phải hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến những bất cập đó, đông thời cần phải đưa các giải pháp, kiến nghị nhằm để công tác kiểm soát chuyển giá thực sự có hiệu quả, đảm bảo nguồn thu NSNN không bị thất thoát, để Việt Nam trở thành một môi trường đầu tư lành mạnh, cạnh tranh công bằng.

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 75 SVTH: Lâm Thảo Duy

CHƯƠNG 3: NHỮNG KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC TRONG CÔNG TÁC

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ

KHẮC PHỤC

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)