Nâng giá trị tài sản vốn góp

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 45)

Đây là hình thức chuyển giá truyền thống và thường được các doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài lựa chọn để thực hiện.

Đối với hình thức doanh nghiệp liên doanh: loại hình doanh nghiệp này mang nhiều ưu điểm như nhà đầu tư có thể tận dụng thị trường sẵn có, kinh nghiệm của đối tác nội địa, cũng như doanh nghiệp nội địa có thể học hỏi kinh nghiệm, tiếp thu công nghệ mới của nhà đầu tư đến từ những quốc gia tiên tiến hơn. Nhờ đem lại lợi ích cho cả nhà đầu tư và quốc gia sở tại nên đây là một hình thức được Việt Nam đưa ra nhiều ưu đãi ngay từ khi thực hiện chính sách mở cửa, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của mình, và cũng thường được các nhà đầu tư nước ngoài lựa chọn khi đầu tư vào Việt Nam. Với hình thức này, các đối tác liên doanh sẽ cùng nhau góp vốn. Thông thường, những nhà đầu tư nước ngoài (ví dụ như các MNC) với sức mạnh về vốn và công nghệ của mình sẽ thường góp vốn bằng máy móc, thiết bị, công nghệ hiện đại, còn phía đối tác Việt Nam do hạn chế về nguồn lực tài chính lại thường góp vốn bằng quyền sử dụng đất (giá trị thường nhỏ hơn so với máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất hiện đại). Như mọi loại hình doanh nghiệp khác, lợi nhuận và quyền quản lý doanh nghiệp được phân chia theo tỷ lệ vốn góp của các đối tác liên doanh. Lúc này, để có thể tối đa hóa lợi nhuận và giành quyền quản lý doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài sẽ nâng khống giá trị tài sản mà mình góp vào. Do những dây chuyền, thiết bị công nghệ thường mang tính đặc thù (trên thị trường không có), mặc dù có thể chúng đã lạc hậu hoặc đã khấu hao hết nhưng do doanh nghiệp Việt Nam bị hạn chế về năng lực và trình độ thẩm định giá, thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu để so sánh. Nên trong quá trình định giá, những máy móc thiết bị và công nghệ này thường bị đẩy cao hơn nhiều so với giá trị thực của nó, và các cơ quan chức năng cũng rất khó để định giá chính xác. Thế nên các MNC, các nhà đầu tư nước ngoài có thể dễ dàng thực hiện thủ thuật chuyển giá này. Ngoài mục đích tối đa hóa lợi nhuận, chuyển giá thông qua hình thức nâng giá trị tài sản vốn góp sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài lên nắm quyền quản lý (do tỷ lệ vốn góp cao hơn so với đối tác Việt Nam), sau đó họ sẽ điều hành doanh

GVHD: TS.Lê Thị Nguyệt Châu 37 SVTH: Lâm Thảo Duy

nghiệp theo mục đích của mình, gây ra thua lỗ liên tục, tăng thêm vốn góp để doanh nghiệp có thể hoạt động, cho đến khi bên liên doanh Việt Nam không còn đủ khả năng và tiềm lực tài chính, đành bán lại phần vốn góp cho họ. Bằng cách này, đã có nhiều doanh nghiệp từ hình thức liên doanh đã chuyển sang doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài như công ty Coca Cola Chương Dương, công ty Unilever Việt Nam, công ty Colgate- Palmolive…26

Đối với hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: trong loại hình này nhà đầu tư nước ngoài có quyền quản lý về mọi mặt cũng như tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của mình. Cơ quan Thuế, hải quan lại xác định thuế dựa trên cơ sở giá trị theo chứng từ, hóa đơn (mà đối tác liên kết cung cấp) nên giá trị máy móc thiết bị và tài sản cố định khác nhập khẩu vào Việt nam có thể được thỏa thuận để định giá ở mức cao hơn, từ đó chi phí khấu hao tài sản cố định cũng sẽ cao hơn so với thông thường. Do đó, với hành vi chuyển giá bằng thủ thuật này, các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài có thể khấu hao và thu hồi vốn nhanh hơn, giảm thiểu rủi ro trong đầu tư, trì hoãn và giảm số thuế TNDN phải nộp. Trên thực tế, các cơ quan chức năng của nước ta đã phát hiện ra nhiều doanh nghiệp thực hiện hành vi trên. Cụ thể là:

Dây chuyền sản xuất bia của liên doanh BGI Tiền Giang được chính Công ty TNHH Nhà máy bia Việt Nam (BGI) định giá là 30,85 triệu USD, nhưng qua kết quả giám định của công ty chuyên về giám định SGS thì giá trị của dây chuyền trên chỉ còn 23,55 triệu USD (giảm 7,3 triệu USD).

Đối tác Thái Lan đã góp vốn vào Công ty Liên doanh gia cầm Việt Thái bằng dây chuyền giết mổ. Trong khi giá trị thực tế của dây chuyền này khi được thẩm định là 400.000 USD, nhưng bên đối tác Thái Lan lại khai khống giá trị của dây chuyền này lên đến 600.000 USD khi thực hiện góp vốn ( chênh lệch 200.000 USD so với giá trị thực).

Các trang thiết bị của Tập đoàn Vina Group góp vốn vào khách sạn liên doanh với Công ty Saigon Tourist là 4.340.000 USD. Nhưng theo công ty kiểm định quốc tế, thì giá trị của tài sản này chỉ có 2.990.000 USD, nghĩa là Vina Group đã kê khống phần vốn góp của mình đến 1.350.000, tương đương 45,2%.

Một phần của tài liệu chuyển giá và kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp fdi thực trạng và giải pháp (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)