Các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải quan tâm và đầu tư vào công tác thu mua và bảo quản nguyên liệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 87)

công tác thu mua và bảo quản nguyên liệu.

Chiếm trên 80% giá thành sản phẩm, nguyên liệu là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến giá thành và chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Sản phẩm chỉ đạt chất lượng khi nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng qui định. Do vậy nhà sản xuất luôn luôn phải đặt vấn đề là làm thế nào để thu mua nguyên vật liệu đầu vào đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất và sử dụng nó một cách tiết kiệm nhất. Để giải quyết hai vấn đề trên, khâu chọn mua, bảo quản nguyên liệu và lập khẩu phần thức ăn gia súc, gia cầm là các nhân nhân tố đóng vai trò quyết định.

Thị trường nguyên liệu trong nước thường biến động và có tính thời vụ. Mùa thu hoạch cao điểm nguyên liệu thô như bắp, đậu tương thuộc khu vực miền Đông Nam Bộ, Duyên Hải Miền Trung không phù hợp với thời cao điểm của ngành chăn nuôi, đặc biệt là các trang trại chăn nuôi vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát từ những bất cập trên, bắt buộc các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải thu mua và lưu trữ với một khối lượng lớn nguyên vật liệu dự phòng sản xuất cho mùa chăn nuôi, thậm chỉ phải nhập khẩu nguyên liệu từ thị trường nước ngoài với chi phí vận chuyển và thuế nhập khẩu rất cao. Và một thực tế cho thấy chất lượng nguyên liệu thô đang bị giảm nhanh sau thu hoạch, giá thành nguyên vật liệu nhập khẩu cao, việc vận chuyển và lưu trữ nguyên liệu đang gặp nhiều khó khăn. Để hạn chế tình trạng trên, các doanh nghiệp cần triển thực hiện một số giải pháp sau:

 Nhà sản xuất phải tiến hành công tác thu mua và bảo quản nguyên liệu theo đúng qui trình kỹ thuật. Trong công tác thu mua, cần phải quan tâm đến một số chỉ tiêu vật lý, hoá học của nguyên liệu. Một số chỉ tiêu và tiêu chí mà nhà sản xuất cần quan tâm là xuất xứ nguyên vật liệu, độ ẩm, mốc, tỷ lệ phế phẩm và tạp phẩm. Bởi vì một số nguyên liệu như ngũ cốc, sắn… hoặc phụ phẩm nông nghiệp nếu bị mốc, hoặc độ ẩm cao sẽ làm cho chất lượng thức ăn chăn nuôi kém, hiệu quả kinh tế thấp. Đặc biệt nó chứa nhiều chất độc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe vật nuôi và con người.

 Thông thường nguyên liệu mua về chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp đang ở dạng thô với số lượng lớn và chưa qua xử lý. Với khí hậu nhiệt đới ẩm thấp vào mùa thu hoạch, các loại nguyên liệu như ngũ cốc, khô dầu, đậu tương, bột cá thường rất dễ bị nấm mốc, vi khuẩn sẽ bị phân hủy và sinh ra nhiệt làm tiêu hao rất nhanh các chất dinh dưỡng sẵn có trong nguyên liệu. Chính vì thế đòi hỏi các nhà sản xuất phải sấy khô, sơ chế loại bỏ bớt phế phẩm trước khi đưa vào sản xuất hoặc lưu trữ trong điều kiện khô sạch. Máy móc,

công cụ, bồn chứa thường xuyên phải được vệ sinh, sấy khô trong quá trình lưu trữ nguyên liệu.

 Ngoài công tác thu mua và lưu trữ, một nguyên tắc cơ bản mà nhà sản xuất phải tuân thủ là luôn luôn đảm bảo nguyên liệu được lưu trữ trong một thời gian ngắn nhất có thể. Điều đó có nghĩa là lịch trình sản xuất và thu mua phải phù hợp, hệ thống lưu trữ và vận chuyển nguyên liệu phải tiện lợi cho nguyên tắc nhập trước xuất trước.

Đối với công tác lập khẩu phần ăn chăn nuôi:

Đây là quá trình nghiên cứu sự phát triển sinh lý của vật nuôi nhằm xác định một cách khoa học nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng nhất định. Đồng thời xác định chủng loại và số lượng cần thiết của từng loại nguyên liệu trong cơ cấu 1 kg thức công nghiệp nhằm đảm bảo các chỉ tiêu dinh dưỡng cần thiết. Công tác lập khẩu phần thức ăn cho vật nuôi phải được tiến hành một cách khoa học, tuân thủ theo các tiêu chí sau:

 Ngoài đảm bảo chất dinh dưỡng cần thiết cho vật nuôi qua từng giai đoạn sinh trưởng, quá trình nghiên cứu lập khẩu phần thức ăn và cân bằng dinh dưỡng cho vật nuôi phải hướng tới mục đích là tạo ra sản phẩm chăn nuôi đảm bảo các điều kiện dinh dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm và sinh thái môi trường theo đúng qui định trong nước và quốc tế.

 Trong quá trình xây dựng khẩu phần thức ăn các nhà sản xuất cần phải lựa chọn nguyên vật liệu phù hợp để chế biến thức ăn chăn nuôi với giá thành rẻ nhất mà vẫn đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng và nhu cầu dinh dưỡng. Ngoài việc xác định thành phần hoá học, giá trị dinh dưỡng của từng loại nguyên liệu, nhà sản xuất phải nắm bắt giá cả và khả năng cung cấp từng loại nguyên vật liệu, trên cơ sở đó chọn và phối chế từng loại nguyên liệu cho phù hợp với giá cả, nguồn nguyên liệu tại địa phương.

 Khi lập khẩu phần cần phải quan tâm phối hợp các loại nguyên liệu gây ngon miệng và phù hợp với từng loại gia súc, gia cầm. Điều đó có nghĩa là ngoài việc nguyên liệu phải đảm bảo chất lượng tốt các nhà sản xuất phải phối trộn chúng với một tỷ lệ hợp lý, phù hợp với khuyến cáo về tỷ lệ tối thiểu và tối đa các nguyên liệu đầu vào. Bởi một thực tế cho thấy, nhiều loại thức ăn chăn nuôi vẫn đảm bảo đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng nhưng giá trị dinh dưỡng không cao. Tức người sản xuất sử dụng một số nguyên liệu làm cho khả năng tiêu hoá vật nuôi kém, không chuyển hóa hết hàm lượng dinh dưỡng chứa trong thức ăn.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 87)