Nguồn nhân lực:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 26)

Cũng như các ngành sản xuất khác, công nhân lao động trực tiếp, chuyên viên kỹ thuật chuyên ngành, cán bộ quản lý điều hành doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên lao động gián tiếp… là lực lượng lao động không thể thiếu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên mỗi ngành khác nhau đều có nguồn nhân lực khác nhau tương ứng với tính

đặc thù của mỗi ngành. Đối với ngành chế biến thức chăn nuôi, nguồn nhân lực có những đặc trưng sau:

Lực lượng lao động là công nhân sản xuất trực tiếp: đây là lực lượng lao động đông nhất trong cơ cấu nhân lực tại các doanh nghiệp, được công ty trực tiếp tuyển dụng phục vụ cho các công đoạn sản xuất trực tiếp. Hầu hết đội ngũ lao động trực tiếp là công nhân lao động phổ thông và chưa được đào tạo chính qui. Do vậy tuỳ thuộc vào vị trí công việc mà mỗi doanh nghiệp có hình thức tuyển dụng và đào tạo tay nghề phù hợp với yêu cầu sản xuất tại đơn vị.

Lực lượng lao động là đội ngũ nhân viên lao động gián tiếp: đây chủ yếu là cán bộ công nhân viên thuộc các phòng ban chức năng phục vụ cho công tác quản lý điều hành doanh nghiệp, đội ngũ nhân viên bán hàng và marketing. Lực lượng này được công ty trực tiếp tuyển dụng cho từng vị trí công tác theo đúng chuyên môn nghiệp vụ đã được đào tạo.

Lực lượng lao động là các chuyên viên kỹ thuật, kỹ sư nông nghiệp, kỹ sư chăn nuôi: đây là lực lượng lao động được đào tạo chuyên ngành về chăn nuôi hoặc dinh dưỡng. Đòi hỏi phải có đủ năng lực tiếp thu về khoa học dinh dưỡng, có năng lực thực hiện công việc thí nghiệm và kiểm tra các qui trình sản xuất đảm bảo nguyên vật liệu mua vào đạt chất lượng. Lập khẩu phần và công thức ăn đảm bảo sản phẩm đầy đủ dinh dưỡng và giá thành thấp nhất.

Lực lượng lao động là các chuyên gia đầu ngành nghiên cứu dinh dưỡng: đây là nguồn nhân lực không thể thiếu đối với ngành chế biến thức chăn nuôi. Hiện nay nguồn nhân lực nghiên cứu về dinh dưỡng hầu hết thuộc các viện nghiên cứu và trường đại học. Họ là các chuyên gia nguyên cứu về nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi qua các giai đoạn phát triển sinh lý. Đồng thời nghiên cứu khẩu phần cân bằng các chất dinh dưỡng để sản phẩm chăn nuôi đạt chất lượng cao, vệ sinh an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường sinh thái.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)