Triển vọng về giá

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 79 - 81)

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, giá cả đầu ra ngành chăn nuôi đang sụt giảm khá mạnh trong thời gian qua, đặc biệt là một số sản phẩm thiết yếu như lợn, gà, trứng gia cầm, tôm, cá…, do đó, giá thức ăn chăn nuôi cũng giảm. Mặc dù cũng có thời điểm rộ lên các thông tin về giá thức ăn chăn nuôi tại một số thời điểm nhúc nhích tăng nhẹ, nhưng sự tăng đó đơn thuần là để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng. Có thể có việc tăng giá nhưng đó chỉ là số ít vì nếu doanh nghiệp mà tăng giá lúc này thì chỉ có thất bại. Thực tế cho thấy, nhờ một số doanh nghiệp lớn như CP Group, Dabaco, Proconco… dự trữ được nguyên liệu từ trước nên giá thức ăn chăn nuôi về tổng thể vẫn duy trì ổn định chứ không tăng lên.

Cũng theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi, hiện nay các doanh nghiệp lớn chỉ làm hòa vốn để giữ mối hàng và đủ nuôi công nhân chứ cũng không có lời lãi nhiều. Còn các doanh nghiệp nhỏ rất khó tiếp cận vốn của ngân hàng cho nên không thể duy trì sản xuất và cũng không dám tăng giá thức ăn chăn nuôi, mà nếu tiếp cận được vốn ngân hàng thì cũng phải bán giá cao để trả lãi nên rất khó tồn tại. Mặc dù vậy, doanh nghiệp

hoạt động trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi không đến nỗi bi đát như một số ngành nông lâm thủy sản khác.

Trên thị trường quốc tế, giá một số mặt hàng nguyên liệu đang thấp, điển hình như ngô và lúa mỳ và nhiều khả năng xu hướng này sẽ còn tiếp diễn trong các tháng quý III/2012. Bên cạnh đó, trước diễn biến ảm đạm của thị trường đầu ra ngành chăn nuôi như hiện nay, nhận định sang quý III giá cả mặt hàng thịt thực phẩm sẽ khó lòng vực dậy nhanh chóng. Do đó, nhận định giá cả thức ăn chăn nuôi sẽ có nhiều điều chỉnh theo hướng giảm, ưu tiên nhiều hơn cho khâu tiêu thụ và đẩy hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 79 - 81)