Giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 91)

Nguồn nhân lực là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng sản xuất sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Chính vì thế các doanh nghiệp và Nhà nước cần phải có chính sách phát triển nguồn nhân lực theo các giải pháp chính sau:

- Lực lượng lao động trực tiếp sản xuất phải không ngừng được đào tạo các kiến thức chuyên môn về ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Bởi một thực tế cho thấy sản phẩm chỉ đạt năng suất và chất lượng cao khi đội ngũ lao động trực tiếp nắm và hiểu biết các qui trình công nghệ sản xuất, qui trình bảo quản nguyên liệu và thành phẩm. Đặc biệt đối với cán bộ quản lý và nhân viên bộ phận marketing, ngoài nắm vững kiến thức chuyên môn phải được đào tạo một cách chính thức về công nghệ chế biến thức ăn, kiến thức về khoa học dinh dưỡng và kỹ thuật chăn nuôi gia súc gia cầm. Tuy nhiên hệ thống các trường dạy nghề hiên nay

hầu như chưa đào tạo nguồn nhân lực cho ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Một mặt do nhu cầu thị trường về nguồn nhân lực này là chưa đủ lớn nên quá trình đào tạo không mang lại hiệu quả kinh tế, một mặt là do thiết bị và dây chuyền sản xuất của mỗi doanh nghiệp có tính đặc thù khác nhau nên họ chỉ trực tiếp tuyển dụng lao động phổ thông và tự đào tạo cho phù hợp với đặc điểm doanh nghiệp. Như vậy quá trình đào tạo nguồn nhân lực chỉ mang tính manh mún, chi phí cao nhưng kiến thức đào tạo rất hạn chế. Chính vì thế Hiệp hội các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi phải cần thiết phối hợp với các trường đại học, viện nghiên cứu xây dựng chương trình và kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực một cách chuyên nghiệp, mang tính chuẩn hóa cao nhằm đảm bảo nhu cầu phát triển ngành.

- Các doanh nghiệp phải có chính sách thu hút và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao về khoa học dinh dưỡng, kỹ thuật chăn nuôi phục vụ cho công tác lập khẩu phần thức ăn chăn nuôi. Một thực trạng cho thấy hiện nay hầu hết các doanh nghiệp phải thuê chuyên gia, kỹ sư có trình độ cao ở lãnh vực dinh dưỡng và chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu tại đơn vị. Chính vì vậy đi đôi với chính sách đào tạo là chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao.

- Đối với công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên gia đầu ngành: hiện nay nước ta có nguồn nhân lực dồi dào trong công tác nghiên cứu dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi. Đội ngũ nhân lực có trình độ cao, đa số tập trung ở các trường đại học và viện nghiên cứu. Với nguồn nhân lực đầy tiềm năng trên, Nhà nước có thể giao trực tiếp cho các viện, các trường đại học đâu tư nghiên cứu trong lĩnh vực dinh dưỡng và thức ăn chăn nuôi. Đồng thời qui định rõ việc cấp bằng phát minh sáng chế, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, quyền tác giả đối với kết quả nghiên cứu đạt được. Việc đảm bảo lợi ích của người nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu thông qua nguồn lợi kinh tế thu được từ

kết quả nghiên cứu là một động lực thu hút và thúc đẩy công tác nghiên cứu đạt được kết quả tốt, mang tính khả thi và thực tiễn hơn trong việc áp dụng vào sản xuất thức ăn và chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 91)