Phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của ngành chăn nuôi:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 72)

nuôi:

Trước khi phân tích môi trường bên trong và môi trường bên ngoài của ngành chăn nuôi, chúng ta cũng cần phân tích ngành chăn nuôi trong môi trường vĩ mô để thấy những đặc điểm thay đổi của môi trường vĩ mô có thể tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của ngành chăn nuôi, từ đó xác định các hành động đáp ứng lại những thay đổi trong ngành. Phân tích những yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng ở cấp độ trực tiếp đến hoạt động của ngành, mô hình PEST là công cụ hữu hiệu.

Môi trường chính trị (P)

Tình hình chính trị ở Việt Nam rất ổn định và đợc xem là nước có nền chính trị ổn định nhất trong khu vực. Việt Nam cũng đã tổ chức thành công hội nghị APEC, là chủ tịch Hội đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, điều đó cho thấy vị thế của Việt Nam trên chính trường quốc tế được xem trọng. Với một nền chính trị ổn định như vậy , vị thế của Việt Nam ngày một nâng cao trên thị trường quốc tế từ đó tạo niềm tin cho doanh nghiệp trong và ngoài nước yên tâm đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh. Ngày nay, khi xu hướng toàn cầu hoá lan rộng khắp nơi, Việt Nam ngày càng hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới tạo cơ hội bình đẳng cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam, tạo áp lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp trong nước khi phải cạnh tranh, từ đó có thêm kinh nghiệm để hoạt động tốt trong lĩnh vực của mình.

Là một nước đang phát triển, Việt Nam còn nhiều hạn chế trong việc xây dựng và áp dụng các bộ luật vào hoạt động kinh doanh, khi phải đối mặt với việc kinh doanh xuyên quốc gia, đặt quan hệ làm ăn với đối tác nước ngoài, các chính sách của Việt Nam thể hiện nhiều bất cập, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.

Môi trường kinh tế (E)

Theo các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, khả năng đạt mức tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2010 là 6,5% cho dù hiện tại nền kinh tế Việt Nam còn gặp

nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong báo cáo Doing Business 2010 của Ngân hàng Thế giới (World Bank) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) tại Hội nghị nhóm các nhà tư vấn tài trợ cho Việt Nam ( CG) ngày 07/12/2010 tại Hà Nội thì môi trường kinh doanh tại Việt Nam xếp thứ 93, tụt 2 bậc so với năm trước.

Biểu 2.17: Biểu đồ về xếp hạng môi trường kinh doanh năm 2010

Nguồn: Vụ Kinh tế đối ngoại, 2010, Bộ KHĐT

Điều này cho thấy Việt Nam vẫn phải cố gắng nhiều trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh với các nước khác khi thu hút vốn đầu tư nước ngoài, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước có cơ hội tiếp xúc với các nguồn vốn lớn được thuận lợi hơn.

Môi trường văn hóa - xã hội (S):

Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam là nước đông dân thứ 13 trên thế giới và có cơ cấu dân số trẻ (số người dưới độ tuổi 35 chiếm 65 - 68%), tức là đang bước vào thời kỳ dân số vàng (với tỷ lệ nhóm người trong độ tuổi lao động gấp đôi nhóm tuổi phụ thuộc), như vậy chúng ta sẽ có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào, là những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp trong và ngoài nước trong việc bổ sung lực lượng lao động.

Theo báo cáo của Tổng cục thuế - Bộ tài chính, Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) năm 2012 tăng 5,2%, trong đó: sản xuất nông nghiệp phát triển ổn định, đạt

kết quả tốt; giá trị tăng thêm của nông, lâm nghiệp và thủy sản ước tăng 2,6%; công nghiệp và xây dựng tăng 5%; dịch vụ tăng 6,3%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 18%.đưa quy mô nền kinh tế đạt khoảng 136 tỷ USD, với thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 1.540 USD/người/năm.

Môi trường công nghệ (T)

Trong tời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, yếu tố công nghệ có vai trò quyết định đến sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Nếu sử dụng các thiết bị công nghệ lạc hậu, cũ kỹ vào hoạt động kinh doanh thì chắc chắn sẽ kéo lùi doanh nghiệp lại so với đối thủ. Do đó, để các doanh nghiệp trong nước có thể cạnh tranh lại được thì đương nhiên doanh nghiệp phải có chiến lược và dự án phát triển, ứng dụng công nghệ cụ thể, rõ ràng. Tại Việt Nam, các doanh nghiệp trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi luôn đổi mới và nâng cao công nghệ máy mọc, thiết bị nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cao nhất. Bên cạnh đó các doanh nghiệp trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi cũng không ngừng nghiên cứu, tạo ra các sản phẩm chăn nuôi phù hợp với từng giai đoạn , đồng thời đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho vật nuôi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)