Thiết bị và dây chuyền công nghệ:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 25 - 26)

Chế biến thức ăn chăn nuôi là một ngành công nghiệp phức tạp, mức độ ứng dụng khoa học kỹ thuật cao và luôn được cải tiến. Sản phẩm thức ăn chăn nuôi đa dạng, đòi hỏi phải đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm. Chính vì thế móc thiết bị và dây chuyền sản xuất phải đáp ứng một số tiêu chuẩn kỹ thuật chuyên ngành qui định.

Hiện nay, ngành chế biến TACN có hai dây chuyền công nghệ sản xuất thức ăn là dây chuyền sản xuất thức ăn dạng bột và thức ăn dạng viên. Tuy nhiên, do một số công đoạn và đặc điểm sản xuất giống nhau nên hai dây chuyền công nghệ đều có một số máy móc thiết bị giống nhau tương ứng với từng công đoạn sản xuất, cụ thể:

Giai đoạn chuẩn bị nguyên liệu đưa vào sản xuất: thông thường nguyên liệu mua vào chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp đang ở dạng thô và chưa qua xử lý. Đặc biệt với khí hậu nhiệt đới ẩm thấp vào mùa thu hoạch có thể làm cho nguyên liệu rất dễ bị ẩm, mốc. Để đảm bảo nguyên liệu đạt chất lượng, đòi hỏi các doanh nghiệp phải trải qua giai đoạn làm sạch, sấy khô nguyên liệu trước khi đưa vào sản xuất và lưu trữ. Với những yêu cầu trên, hầu hết các doanh nghiệp đều phải trang bị hệ thống làm sạch (máy sàng, thổi bụi), máy sấy nguyên liệu, hệ thống kho tàng hoặc silo lưu trữ.

Giai đoạn lập khẩu phần thức ăn và định lượng nguyên liệu: căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh, cán bộ kỹ thuật tiến hành lập khẩu phần cho từng loại thức

ăn, lập công thức chế biến thức ăn chăn nuôi và xác định khối lượng cần thiết của từng loại thức ăn, trên cơ sở đó tính toán số lượng và chủng loại nguyên liệu cần thiết đưa vào sản xuất. Trang thiết bị cho giai đoạn này chủ yếu thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng nguyên liệu, hệ thống máy vi tính, phần mềm công nghệ thông tin cho công tác lập khẩu phần và công thức chế biến thức ăn chăn nuôi.

Giai đoạn sản xuất: đây là giai đoạn nguyên liệu được nghiền, trộn và chế biến theo tỷ lệ qui định. Tuỳ thuộc vào thành phần dinh dưỡng của thức ăn cần thiết sản xuất, cán bộ kỹ thuật sẽ xác định chủng loại, số lượng vật liệu cần thiết theo công thức sản xuất thức ăn để tiến hành pha chế, nghiền, trộn. Trang thiết bị cần thiết cho giai đoạn này chủ yếu là máy cân, máy nghiền, máy trộn, hệ thống băng tải phục vụ cho công tác chế biến.

Giai đoạn hoàn thành: sau khi giai đoạn sản xuất sản phẩm đã hoàn tất, cán bộ chuyên môn sẽ tiến hành lấy mẫu, kiểm tra chất lượng thành phẩm và đóng gói đưa sản phẩm tiêu thụ hoặc lưu trữ trong điều kiện tốt nhất. Trang thiết bị cho giai đoạn này là hệ thống máy đóng gói, hệ thống máy thí nghiệm và kiểm tra chất lượng thành phẩm, hệ thống lưu trữ sản phẩm.

Do đặc tính kỹ thuật và đặc tính sản phẩm khác nhau nên hai dây chuyền công nghệ có những công đoạn sản xuất khác biệt. Đối với dây chuyền sản xuất sản phẩm dạng viên, sau khi trải qua công đoạn nghiền, trộn sản phẩm phải được pha chế với chất kết dính nhằm tạo sự liên kết và ép thành viên mới chuyển qua công đoạn đóng gói. Chính vì thế dây chuyền sản xuất sản phẩm dạng bột phải trang bị thêm hệ thống máy ép viên.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)