Giải pháp đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 93 - 94)

khoa học kỹ thuật vào sản xuất

Theo các thành viên đoàn đàm phán về việc Việt Nam gia nhập WTO, nếu trở thành hội viên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Việt Nam sẽ có nghĩa vụ thực hiện Hiệp định về các biện pháp vệ sinh dịch tễ (SPS). Và một điều chắc chắn là nếu hàng rào kỹ thuật đối với thương mại (TBT) chủ yếu nhắm vào hàng công nghiệp thì SPS là công cụ hữu hiệu bảo vệ hàng nông sản trong nước. Do vậy trước sau gì các cơ sở chế biến thực phẩm dù tiêu thụ nội địa hay xuất khẩu cũng phải từng bước đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và môi trường theo chuẩn quốc gia và quốc tế. Và để đạt được các điều kiện trên, ngoài các nỗ lực của các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, quá trình nghiên cứu dinh dưỡng và nguồn thức ăn đóng một vai trò quyết định và chủ đạo.

Đứng trước đòi hỏi trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần thiết phải phối hợp với các cơ quan ban ngành liên quan thực hiện một số giải pháp về công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ như sau:

- Về đầu tư kinh phí nghiên cứu: Một thực tế hiện nay, công tác nghiên cứu của ngành chế biến thức ăn chăn nuôi vẫn đang còn manh tính nhỏ lẻ nên không tạo được sức mạnh tổng hợp và chưa có tính đột phát. Do vậy chúng ta cần thiết phải chuẩn bị một số điều kiện về cơ sở vật chất, tập trung nguồn nhân lực, chủ trương chính sách phù hợp nhằm xây dựng một chương trình nghiên dứu dinh dưỡng thức ăn mang tính toàn quốc. Hiện nay đầu tư của Bộ cho lĩnh vực nghiên cứu dinh dưỡng và thức ăn là quá ít, theo Vụ khoa học và Chất lượng sản phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, kinh phí đầu tư cho việc nghiện cứu giống và thức ăn chỉ chiếm khoảng 18% tổng kinh phí nghiên cứu,

trong khi đó chi phí giống và thức ăn chăn nuôi chiếm trên 80% trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi, còn chi phí cho thú y và chi phí khác chỉ chiếm khoảng 15-17%. Do vậy cần phải phân bổ lại cơ cấu đầu tư cho nghiên cứu theo hướng tăng kinh phí nghiên cứu về dinh dưỡng, giống và thức ăn đạt mức 35- 40% trong tổng chi phí nghiên cứu.

- Về trang thiết bị nghiên cứu: Đi đôi với việc huy động và tăng nguồn vốn cho công tác nghiên cứu, các doanh nghiệp phải hiện đại hóa cơ sở vật chất, trang thiết bị trong công tác nghiên cứu. Hiện nay chỉ một số phòng thí nghiệm thuộc viện chăn nuôi là có qui mô và trang bị đầy đủ máy móc. Tuy nhiên hầu hết trang thiết bị đã củ kỹ và lạc hậu, do vậy Nhà nước cần thiết đầu tư và trang bị một số thiết bị chuyên ngành như thiết bị phân tích, hệ thống phần mềm công nghệ thông tin hiện đại hơn. Đảm bảo kết quả thí nghiệm nhanh, chính xác, kết quả nghiên cứu mang tính khả thi nhằm giảm bớt rủi ro trong sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 93 - 94)