Hiện nay chỉ một số doanh nghiệp lớn trong ngành chế biến thức ăn chăn nuôi là xác định được chiến lược sản xuất kinh một cách cụ thể và đồng bộ. Còn hầu hết các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ chỉ hoạt động một cách manh mún, mục tiêu sản xuất kinh doanh chỉ vì mục đính kinh tế trước mắt, thiếu tính đồng bộ. Do vậy bộ phải sự phối hợp và chỉ đạo các doanh nghiệp trong ngành vận dụng các giải pháp phát triển phù hợp, tạo nên sự phát triển bền vững ngành chế biến thức ăn chăn nuôi trong nước. Các giải pháp phát triển đưa ra trong điều kiện nền kinh tế đang phát triển ổn định, tuy nhiên chiến lược phát triển ngành là mang tính lâu dài nên không thể tránh khỏi sự ảnh hưởng của các biến động kinh tế, chính trị trong và ngoài nước. Đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, do ảnh hưởng của giá cả xăng dầu và dịch cúm gia cầm đang gây cản trở rất lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội nói chung, ngành sản xuất chăn nuôi và
ngành chế biến thức ăn chăn nuôi nói riêng. Chính vì thế việc xây dựng và áp dụng các giải pháp phát triển ngành đòi hỏi các cơ quan quản lý Nhà nước, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi phải có các phản ứng nhanh, linh động đối với sự tác động của các nhân tố bên ngoài.
TÓM TẮT CHƯƠNG III
Để duy trì và phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi trong thời gian tới, trước tiên cần phải kiểm soát nguồn nguyên liệu trong nước. Các doanh nghiệp cũng phải có kế hoạch bảo quản nguồn nguyên liệu, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cũng như đầu tư về khoa học kỹ thuật để sản phẩm thức ăn chăn nuôi vừa đem lại hiệu quả kinh tế, đồng thời giúp người chăn giảm thiểu tối đa các nguy cơ do dịch bệnh gây ra. Ngoài ra, nhà nước cũng nên có các chính sách để kiểm soát giá nguồn nguyên liệu nhập khẩu, hỗ trợ người chăn nuôi đối phó với dịch bệnh, thường xuyên kiểm tra các doanh nghiệp ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi nhằm đảm bảo nguồn thành phẩm luôn đạt chất lượng đồng thời loại bỏ hoặc không cấp phép các doanh nghiệp không có năng lực.