Giải pháp cải tiến và xây dựng cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 90 - 91)

Tùy thuộc vào qui mô sản xuất và năng lực tài chính mà mỗi doanh nghiệp đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị với qui mô và chất lượng khác nhau. Song đứng trước thực trạng về máy móc thiết bị của các doanh nghiệp hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp và Nhà nước phải có bước cải tiến toàn diện nhằm đáp ứng cho nhu cầu phát triển theo hướng sau:

- Ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp, Nhà nước cần thiết phải có chính sách khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện công tác di dời nhà máy ra khỏi khu dân cư. Trong đó cần coi trọng chính sách hỗ trợ kinh phí di dời bằng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp mua hoặc thuê đất xây dựng nhà xưởng ở những nơi đã được qui hoạch. Tránh tình trạng gây ô nhiểm môi trường sinh thái, đảm bảo nhà máy được xây dựng ở khu vực thuận tiện cho quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm.

- Các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi phối hợp với các đơn vị kinh tế khác, thậm chí phối hợp với nông dân cùng đóng góp xây dựng hệ thống kho tàng, sân phơi, đường xá, cầu cảng tại các khu vực sản xuất nguyên liệu.

- Hiện nay máy móc thiết bị ngành chế biến thức ăn chăn nuôi còn lạc hậu so với một số nước trong khu vực. Đặc biệt nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ không đủ

sức đầu tư silo bảo quản nguyên liệu làm cho chất lượng nguyên liệu khi đưa vào chế biến không đảm bảo. Còn rất nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn không có phòng phân tích chất lượng nguyên liệu và thành phẩm. Do vậy trong thời gian tới các doanh nghiệp thuộc nhóm này cần phải đầu tư thay đổi dây chuyền sản xuất và máy móc thiết bị theo hướng hiện đại hóa. Xét về mặt hiệu quả kinh tế thì đây là giải pháp có thể thực hiện được. Bởi một thực tế cho thấy máy móc thuộc giai đoạn sản xuất như máy sấy, nghiền, trộn, băng chuyền không đòi hỏi công nghệ cao, chính vì thế các doanh nghiệp có thể thuê gia công trong nước hoặc nhập từ Đài Loan, Trung Quốc với chi phí đầu tư rất rẻ. Tuy nhiên đối với một số máy thiết bị đòi hỏi công nghệ cao như thiết bị ép viên, thiết bị thí nghiệm và kiểm tra chất lượng, hệ thống silo lưu trữ các doanh nghiệp nên nhập khẩu từ các nước có nền khoa học kỹ thuật phát triển bởi đây là những thiết bị đòi hỏi tính chính xác cao, trực tiếp quyết định chất lượng sản phẩm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)