Giải pháp kiểm soát và bình ổn giá thức ăn chăn nuô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 100 - 101)

Giá thức ăn chăn nuôi ở nước ta hiện nay đang ở mức cao hơn so sới các nước trong khu vực từ 15%-30%. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi lại tăng giá bán sản phẩm. Giải thích nguyên nhân trên, nhiều chuyên gia kinh cho rằng, các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi tăng giá là nhằm mục đích bù lại các khoản thiệt hại do dịch cúm gia cầm gây nên. Tuy nhiên việc giải thích đó cũng không hoàn toàn có cơ sở vì các doanh nghiệp phải cạnh tranh nhau về giá. Quy luật cạnh tranh hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân trên cơ sở giá thị trường. Ngày nay rất ít thấy đơn phương một doanh nghiệp nào tăng giá. Nhiều khi chạy theo giá mà các doanh nghiệp còn giảm chất lượng.

Ngoài ra do giá nguyên liệu thức ăn chăn nuôi trong và ngoài nước tăng cao, cộng với một số yếu tố khác cũng tăng giá, như xăng, dầu, nguyên liệu nhựa... Tất cả đã tác động trực tiếp làm tăng chi phí chế biến thức ăn chăn nuôi, do đó các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi đều đồng loạt tăng giá bán.

Ở một khía cạnh nào đó, giá thức ăn chăn nuôi tăng giá là hợp lý, tuy nhiên để khôi phục đàn gia cầm trong nước, ngoài các biện pháp tiêu độc vệ sinh chuồng trại, chuẩn bị con giống tốt..., Nhà nước đang có chính sách hỗ trợ cho người chăn nuôi cũng như các nhà máy chế biến thức ăn chăn nuôi. Thế nhưng việc các doanh nghiệp liên tục tăng giá do giá nguyên liệu tăng trong bối cảnh dịch cúm gia cầm vừa tạm lắng dễ làm cho dư luận đánh giá hành động này đi ngược lại với các biện pháp khuyến khích người dân chăn nuôi trở lại. Đặc biệt, trong bối cảnh gia nhập AFTA và WTO đến gần, hàng hoá chăn nuôi trong nước cần phải có đủ sức để cạnh tranh với các đối thủ của khu vực. Mong muốn kiểm soát giá nhưng rất khó thực hiện bởi thức ăn chăn nuôi có tính dị biệt rất cao. Để thực hiện chức năng kiểm soát giá thì tốt hơn là kiểm soát giá nguyên liệu trong những thời điểm nhạy cảm.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 100 - 101)