Kiểm soát nguồn nguyên liệu nhập ngoại theo xu hướng giảm giá thành nhập khẩu

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 85)

nhập khẩu

Sự phát triển chế biến thức ăn chăn nuôi Việt Nam có sự đóng góp rất lớn của chính sách đổi mới với sự tham gia mạnh mẽ của thành phần kinh tế khu vực tư nhân. Nhiều tập đoàn danh tiếng nước ngoài như CP (Thái Lan), New Hope (Trung Quốc), Tập đoàn Nông Lâm (Đài Loan), Beyer (Đức), đã có mặt ở Việt Nam thực sự làm thay đổi cả về chất và lượng của ngành chế biến thức chăn nuôi. Điều này có thể được

nhận ra bằng sự phong phú đa dạng chủng loại sản phẩm cũng như khối lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp được sử dụng tăng theo thời gian. Song một thực tế cho thấy, ngay cả khi các công ty nước ngoài có mặt tại Việt Nam để tận dụng lợi thế giá thuê nhân công rẻ thì giá thức ăn chăn nuôi của họ sản xuất ra vẫn ở mức cao.

Theo Hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, một trong những nguyên nhân chính làm giá thức ăn chăn nuôi cao như vậy là do thức ăn chăn nuôi được chế biến ở Việt Nam có đến 50-60% là giá trị nguyên liệu ngoại nhập. Hàng năm chúng ta phải nhập khẩu hàng chục vạn tấn bắp, 800-900 ngàn tấn khô dầu với giá thực tế cao do thuế nhập khẩu 5%, 150-200 ngàn tấn bột cá với mức thuế nhập khẩu 10%. Các thành phần cần thiết cho chế biến thức ăn chăn nuôi như lysine, methionine, vitamin, khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ, vi lượng, chất chống mốc, chất ô xy hóa, men tiêu hóa, hương liệu, kháng sinh phải nhập khẩu 100%. Ngoài các khoản thuế nhập khẩu, các doanh nghiệp còn phải trả chi phí vận chuyển nguyên liệu rất cao do giá nhiên liệu tăng hàng ngày.

Việc phụ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu với mức giá cao đã dẫn đến tình trạng đầu cơ tăng giá nguyên liệu trong nước và đó là một trong những nguyên nhân chính làm thị trường nguyên liệu, thị trường thức ăn chăn nuôi luôn trong tình trạng giá cao và bất ổn. Tuy nhiên với năng lực sản xuất nguyên liệu trong nước như hiện nay, việc phải nhập khẩu một số nguyên liệu cho ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là điều không tránh khỏi. Nhà nước cần phải có các giải pháp cụ thể nhằm san bằng khoảng cách chất lượng, giá cả nguyên liệu khẩu với thị trường nguyên liệu trong nước và quốc tế, cụ thể:

- Ưu tiên khuyến khích các nhà khoa học, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư công nghệ cao, sản xuất các nguyên liệu như lysine, methionine, threonin, cytin, chất ôxy hóa, chất chống mốc, hương liệu, men tiêu hóa...

- Chính phủ nên có chính sách giảm thuế nhập khẩu, nhằm góp phần giảm giá thành nguyên vật liệu trong nước. Theo tính toán trên cơ cấu giá phí nguyên liệu nhập

ngoại, để thu hẹp khoảng các với thị trường nguyên liệu trong nước Hiệp hội cần đề nghị Chính phủ cho phép giảm thuế nhập khẩu bắp từ 5% xuống còn 0%. Giảm thuế nhập khẩu acid amin licin từ 15-20% xuống còn 5% và thuế giá trị gia tăng cho licin từ 10% còn 5%. Đồng thời cần cho gia hạn thời gian nộp thuế nhập khẩu nguyên liệu và giãn nợ cho các cơ sở chế biến thức ăn chăn nuôi đã cung cấp cho đàn gia cầm bị tiêu hủy.

- Ngoài một số công ty lớn có khả năng nhập khẩu nguyên liệu với khối lượng lớn, các doanh nghiệp còn lại hầu như nhập khẩu với số lượng nhỏ, manh mún dẫn đến tình trạng phải chịu một khoản chi phí vận chuyển, chi phí mở L/C rất cao. Thậm chí có những doanh nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu thông qua các đơn vị môi giới nên phải chịu thêm một khoản chi phí ủy thác hoặc mua với giá cao do tình trạng đầu cơ giá. Đứng trước tình hình trên, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần thiết phải lên kế hoạch nhập khẩu nguyên liệu, trên cơ sở đó có thể liên kết để mở chung một L/C với khối lượng lớn nhằm giảm bớt chi phí vận chuyển trong cơ cấu giá thành nguyên vật liệu.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)