Giải pháp kiểm soát và định hướng phát triển các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuô

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 98)

phối giống, thuốc thú y trong mối quan hệ tương hỗ.

3.6 Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước đối với thức ăn chăn nuôi

3.6.1 Giải pháp kiểm soát và định hướng phát triển các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi thức ăn chăn nuôi

Bảng 3.1 : Loại hình sản lượng và công suất nhà máy chế biến TACN tại Việt Nam Loại hình sản lượng nhà máy

(tấn) Số lượng nhà máy Tỷ lệ (%) Tổng công suất (tấn) Cả nước 225 100 12.317.000 Dưới 5.000 tấn/năm 63 28 166.261 Từ 5.000 – 30.000 tấn/năm 84 37,3 1.420.700 Từ 31.000-100.000 tấn/năm 46 20 3.457.000 Trên 100.000 tấn/năm 32 14 7.273.000 12.317.000

Số liệu của phòng TACN – Cục chăn nuôi

Theo ông Lê Bá Lịch, chủ tịch hiệp hội thức ăn chăn nuôi Việt Nam, hiện cả nước có 225 nhà máy và xưởng sản xuất sản xuất chế biến thức ăn gia súc. Đa số doanh nghiệp ít vốn, không có khả năng nhập khẩu nguyên liệu với khối lượng lớn, thường phải cạnh tranh mua nguyên liệu trong nước và đẩy giá thành sản xuất lên cao. Thị trường thức ăn chăn nuôi đang lưu hành và tồn tại nhiều loại sản phẩm kém chất lượng, gây cản trở và khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi. Xét về kinh doanh, chế biến thức ăn chăn nuôi có nhiều lợi thế, như là độ an toàn cao, tỷ suất lợi nhuận lớn và ổn định. Vì thế trong tương lai gần sẽ rất ít hoặc hiếm có doanh nghiệp rút lui khỏi ngành, mà thay vào đó là sự xuất hiện nhiều doanh nghiệp mới nhập ngành. Do đó, việc quản lý các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi hiện nay nên theo hai hướng chính như sau:

- Không nên cấp phép xây dựng mới một cách tràn làn, mà nên khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng năng lực chế biến. Hiện nay một số nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc mỗi nước chỉ tồn tại khoảng 30-50 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi, song đây là những doanh nghiệp hoặc những tập đoàn sản xuất có qui mô lớn, mỗi doanh nghiệp chiếm một khúc thị trường nhất định. Và một kinh nghiệm cho thấy, việc hạn chế số lượng các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi sẽ giúp Nhà nước có thể can thiệp và ổn định thị trường nguyên liệu, thị trường sản phẩm thức ăn chăn nuôi một cách nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Cần công bố thông tin rộng rãi về năng lực hiện tại của các khu vực, tình trạng khai thác công suất của các nhà máy. Những nhà đầu tư tương lai sẽ căn cứ vào những thông tin này để quyết định đầu tư hay rút lui.

- Thị trường thức ăn chăn nuôi khu vực Miền Đông Nam Bộ đang có xu thế bão hòa, trong khi đó thị trường khu vực Đồng bằng Sông Hồng, Trung Du Miền Bắc đang được không ngừng mở rộng. Một mặt do mức độ công nghiệp hóa trong chăn nuôi ở khu vực này đang ở mức thấp, một mặt do qui hoạch ngành chăn nuôi đang có xu hướng mở rộng cơ cấu về phía Bắc. Chính vì thế trong thời gian tới nếu có cấp phép xây dựng hoặc mở rộng qui mô cho các doanh nghiệp chỉ nên tập trung và ưu tiên cho khu vực miền Bắc, hạn chế hoặc tạm ngưng cấp phép đối với các doanh nghiệp thuộc khu vực Miền Đông Nam Bộ. - Không nên cấp phép xây dựng mới, thậm chí mở rộng năng lực sản xuất cho các

doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Bởi đặc điểm của ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi là dây chuyền công nghệ sản xuất đơn giản, vốn đầu tư không lớn nên rất phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp trong nước. Việc hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài là một biện pháp bảo vệ các doanh nghiệp trong nước trước sức ép cạnh tranh, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 98)