Các nhân tố ảnh hưởng đến ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi 1 Chăn nuôi gia súc gia cầm

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 68 - 69)

2.4.1 Chăn nuôi gia súc gia cầm

Theo báo cáo của Bộ NN&PTNT tháng 6/2012, đàn trâu, bò của cả nước 6 tháng đầu năm có chiều hướng giảm do ảnh hưởng của rét đậm, rét hại đầu năm cùng

với diện tích chăn thả ngày càng thu hẹp và hiệu quả chăn nuôi thấp.Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê ngày 01/04/2012, đàn trâu cả nước có 2,7 triệu con, giảm 5,1%; đàn bò có 5,3 triệu con, giảm 7% so với cùng thời điểm năm 2011. Riêng đàn bò sữa có xu hướng tăng do một số doanh nghiệp đã đầu tư lớn cho chăn nuôi bò sữa công nghiệp và sử dụng công nghệ cao trong chế biến, ít bị ảnh hưởng của dịch bệnh, và giá sữa ổn định.

Chăn nuôi lợn 6 tháng đầu năm còn gặp nhiều khó khăn, thách thức do dịch bệnh, giá giảm và tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Tuy nhiên, theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê ngày 01/04/2012, tổng số lợn của cả nước có 26,7 triệu con, tăng 1,5% so với cùng thời điểm năm 2011.

Đàn gia cầm của cả nước 6 tháng đầu năm phát triển tương đối tốt. Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê ngày 01/04/2012, tổng đàn gia cầm của cả nước có 310,7 triệu con, tăng 5,8% so với cùng thời điểm năm 2011 do dịch cúm gia cầm đã được khống chế. Những khó khăn chính hiện nay là giá thịt và trứng gia cầm giảm và giá các mặt hàng thức ăn chăn nuôi vẫn tăng. Hiện tại giá thịt gia cầm đang giảm mạnh, thậm chí giá trứng giảm tới 40% đã làm cho người chăn nuôi thua lỗ.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 68 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)