Vai trò quản lý Nhà nước đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi:

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 28 - 30)

Cũng như các hàng hoá khác, nhà nước thống nhất quản lý về sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu thức ăn chăn nuôi nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của người sản xuất, người kinh doanh và người sử dụng thức ăn chăn nuôi. Việc quản lý thức ăn chăn nuôi được thực hiện theo nghị định 15/CP ngày 19/03/1996 của Chính phủ, cụ thể:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình thực hiện quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi trong phạm vi cả nước và có trách nhiệm:

- Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách khuyến khích sản xuất, nâng cao chất lượng thức ăn chăn nuôi.

- Quản lý Nhà nước về sản xuất và kinh doanh thức ăn chăn nuôi. Xây dựng tiêu chuẩn Việt Nam về thức ăn chăn nuôi để cơ quan có thẩm quyền ban hành tiêu chuẩn Việt Nam.

- Kiểm tra, thanh tra và kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi. Cấp giấy chứng nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi theo thẩm quyền của mình.

- Công bố danh mục thức ăn và nguyên liệu cấm sản xuất.

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Chính phủ quy hoạch, kế hoạch sản xuất, chế biến thức ăn. Ban hành các văn bản hướng dẫn các ngành, địa phương và các cơ sở quản lý thức ăn chăn nuôi.

Ủy ban nhân dân thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức quản lý thức ăn chăn nuôi trong phạm vi địa phương theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện việc quản lý Nhà nước về thức ăn chăn nuôi. Kiểm tra và xử lý các vi phạm về quản lý thức ăn chăn nuôi tại địa phương trong phạm vi thẩm quyền. Quyết định cấp hoặc thu hồi giấy phép sản xuất kinh doanh thức ăn trong phạm vi thẩm quyền của mình.

Ở qui mô Trung ương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm kiểm tra và quản lý chất lượng thức ăn trong phạm vi cả nước. Đối với các tỉnh và thành phố trực thuôc Trung ương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về chất lượng thức ăn chăn nuôi trên địa bàn quản lý. Việc tổ chức và theo dõi chất lượng thức ăn chăn nuôi sản xuất và lưu thông thị trường được quản lý như sau:

- Tổ chức lấy mẫu phân tích, kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi 02 lần/năm. - Tổ chức kiểm tra đột xuất khi cần thiết khi có sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và

Phát triển nông thôn.

- Nội dung kiểm tra gồm: kiểm tra chất lượng hàng hóa xuất xưởng và xuất xứ, kiểm tra vệ sinh thức ăn chăn nuôi, vệ sinh môi trường sản xuất và bảo quản thức ăn.

- Các chỉ tiêu kiểm tra: theo QĐ96/2001/BNN ngày 09/09/2001 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các chỉ tiêu kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi bao gồm:

o Kiểm tra việc công bố tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa của các nhà sản xuất so với tiêu chuẩn Việt Nam, tiêu chuẩn ngành và qui định kỹ thuật đã quy định. Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật tối thiểu bắt buộc phải công bố khi xây dựng tiêu chuẩn cơ sở đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định theo QĐ 113/2001/QĐ/BNN ngày 28/11/2001.3 Kiểm tra các chỉ tiêu chất lượng sản phẩm so với chỉ tiêu chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố.

o Ngoài ra, để đảm bảo cho việc chăn nuôi đạt hiệu quả, đảm bảo cho sức khoẻ vật nuôi và con người, sản phẩm thức ăn chăn nuôi còn phải được khống chế hàm lượng tối đa độc tố nấm mốc Aflatoxin, hàm lượng tối đa các nguyên tố khoáng và kim loại nặng có trong 1kg thức ăn chăn nuôi. Hoặc qui định về hàm lượng tối thiểu các loại vitamin có trong thức ăn chăn nuôi.

o Sau khi hàng hoá được công bố tiêu chuẩn chất lượng, doanh nghiệp phải đảm bảo điều kiện sản xuất, kinh doanh để chất lượng luôn được ổn định trong quá trình lưu thông đáp ứng tiêu chuẩn đã công bố về mọi nội dung. Để cung cấp cho người tiêu dùng những thông tin cần thiết để nhận biết hàng hoá, làm căn cứ cho quyết định lựa chọn, tiêu thụ và sử dụng hàng hóa, các cơ quan chức năng kiểm tra giám sát, các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu của sản phẩm thức ăn chăn nuôi mà doanh nghiệp đã công bố bắt buộc doanh nghiệp phải ghi trên nhãn hàng hóa theo QĐ 178/1999/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ.

o Việc kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi phải thực hiện theo các bước và nội dung đã qui định. Các cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra định kỳ, lấy mẫu và phân tích chất lượng sản phẩm tại phòng thí nghiệm chuyên ngành. Trên cơ sở đó kiểm tra việc ghi chép các thông số, chỉ tiêu kỹ thuật trên bao bì sản phẩm có đầy đủ và đúng với chỉ tiêu qui định hay không. So sánh kết quả phân tích với chỉ tiêu chất lượng mà doanh nghiệp đã công bố để kết luận về chất lượng sản phẩm.

Với những đặc điểm trên, nguồn nhân lực đóng một vai trò quan trọng và quyết định sự phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi. Đòi hỏi các doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà nước, các viện nghiên cứu và trường đại học phải có kế hoạch đào tạo một cách đồng bộ, liên tục. Đảm bảo cung cấp đủ nguồn nhân lực có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu phát triển ngành chế biến thức ăn chăn nuôi.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2013-2020 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)