Kết quả nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 101)

Kết quả nghiên cứu định tính:

Kết quả nghiên cứu định tính khẳng định các yếu tố do tác giả đề xuất là những yếu tố chính ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng tại Vietcombank Quảng Ngãi. Từ kết quả nghiên cứu, tác giả phát triển thang đo các yếu tố này gồm 21 biến quan sát và thang đo sử dụng dịch vụ NHĐT gồm 3 biến quan sát.

Kết quả nghiên cứu định lượng

Kết quả đánh giá sơ bộ thang đo bằng Cronbach’s Alpha loại bỏ 1 biến quan sát không đảm bảo độ tin cậy là TCCQ2 (thang đo Tiêu chuẩn chủ quan).

Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA cho thấy 20 biến quan sát còn lại được trích thành 6 yếu tố có eigenvalues>1 và tổng phương sai trích đạt 73,572% > 50% đạt yêu cầu.

Kết quả kiểm tra hệ số tương quan giữa các biến độc lập với nhau và giữa chúng với biến phụ thuộc cho thấy hệ số tương quan giữa biến Kiểm soát hành vi (KSHV) và biến phụ thuộc có Sig. = 0,078 > 0,05. Như vậy chưa thể khẳng định biến Kiểm soát hành vi có nhiều khả năng giải thích cho biến phụ thuộc. Hơn nữa, hệ số tương quan giữa biến Kiểm soát hành vi và các biến độc lập còn lại có Sig.>0,05 chứng tỏ biến Kiểm soát hành vi không có quan hệ chặt chẽ với các biến độc lập còn lại. Từ những lý do trên tác giả loại biến KSHV ra khỏi mô hình trước khi tiến hành phân tích hồi quy.

Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, mô hình 5 yếu tố (SDSD, ILCN, RRCN, GCCN, TCCQ) thu được từ phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm tra hệ số tương quan thì tất cả đều phù hợp với dữ liệu thị trường. Mô hình giải thích được 63,1% biến thiên của việc sử dụng dịch vụ NHĐT, trong đó cường độ ảnh hưởng của các yếu tố theo phương trình hồi quy sau:

SDDV = 0,262*SDSD + 0,206*ILCN – 0,327*RRCN + 0,185*GCCN + 0,268*TCCQ

Cụ thể trong 5 yếu tố kể trên thì kết quả nghiên cứu cho biết mức độ quan trọng của các yếu tố này theo thứ tự như sau:

- Thứ nhất: RRCN (Rủi ro cảm nhận)

- Thứ hai: TCCQ (Tiêu chuẩn chủ quan)

- Thứ ba: SDSD (Sự dễ sử dụng)

- Thứ tư: ILCN (Ích lợi cảm nhận)

- Thứ năm: GCCN (Giá cả cảm nhận)

Kết quả kiểm định sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng theo các đặc điểm cá nhân của khách hàng (giới tính, độ tuổi, thu nhập, trình độ học vấn, kênh thông tin tìm hiểu) cho thấy ngoại trừ đặc điểm giới tính, có sự khác biệt giữa các nhóm trong việc đánh giá hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT tại Vietcombank Quảng Ngãi.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 101)