Mô hình nghiên cứu

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 55)

Từ những mô hình đã đề cập ở phần tổng quan lý thuyết, mô hình nghiên cứu đề xuất kết hợp giữa mô hình hành vi dự định (TPB) của Ajzen (1991) và mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) của Davis (1985). Hai mô hình này được lựa chọn sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu và tập hợp tương đối đầy đủ các yếu tố chính ảnh

hưởng đến việc sử dụng dịch vụ NHĐT. Tuy nhiên mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả có bổ sung thêm yếu tố giá cả cảm nhận và rủi ro cảm nhận được xây dựng từ yếu tố phí và giá (fees and charge) trong mô hình nghiên cứu của Ihab Ali El-Qirem (2013); rủi ro cảm nhận (perceived risk) trong mô hình nghiên cứu của Dr. Mohammad O. Al-Smadi (2012), Yitbarek Takele (2013) và Lê Văn Huy và Trương Thị Vân Anh (2008). Đồng thời, lý do bổ sung các yếu tố này còn dựa trên thực trạng hoạt động dịch vụ NHĐT tại Vietcombank Quảng Ngãi được nghiên cứu ở trên, theo như đó, một số các dịch vụ NHĐT như Internet Banking, Mobile Banking mức độ sử dụng còn thấp vì sự e ngại rủi ro của khách hàng cũng như tính cạnh tranh về giá của ngân hàng chưa cao.

Như vậy, dựa trên cơ sở lý thuyết của mô hình TPB và TAM, kết quả phân tích các mô hình nghiên cứu trong, ngoài nước và thực trạng tình hình hoạt động dịch vụ NHĐT tại Vietcombank Quảng Ngãi, mô hình nghiên cứu đề xuất gồm có 6 yếu tố: sự dễ sử dụng, ích lợi cảm nhận, rủi ro cảm nhận, giá cả cảm nhận, tiêu chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi.

Hình 3.1: Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đế việc sử dụng dịch vụ NHĐT

Sự dễ sử dụng

Ích lợi cảm nhận

Rủi ro cảm nhận

Giá cả cảm nhận

Tiêu chuẩn chủ quan

Kiểm soát hành vi SỬ DỤNG DỊCH VỤ NHĐT (+) (+) (+) (+) (-) (+)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 55)