Phân tích phương sai (ANOVA)

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 91)

Phân tích phương sai được sử dụng để kiểm định mối liên hệ giữa việc sử dụng dịch vụ NHĐT với các biến phân loại mẫu như: giới tính, tuổi, thu nhập, trình độ học vấn và kênh thông tin tìm hiểu. Kết quả kiểm định sẽ cho ta biết được có sự khác biệt hay không về hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT của các nhóm đối tượng được phân loại theo các tiêu chí trên đây. Nếu có sự khác biệt thì việc phân tích sâu ANOVA sẽ cho biết việc sử dụng dịch vụ NHĐT sẽ khác nhau như thế nào giữa những nhóm người có giới tính, tuổi, thu thập, trình độ học vấn và kênh thông tin tìm hiểu về dịch vụ NHĐT khác nhau.

Trong phân tích ANOVA, ta kiểm định giả định sự đồng nhất về phương sai của các nhóm so sánh bằng đại lượng thống kê Leneve. Sau đó ta kiểm định ANOVA với mức ý nghĩa thống kê là 0,05. Trong phân tích sâu ANOVA, ta dùng phương pháp kiểm định thống kê Bonferrori để so sánh các giá trị trung bình của các nhóm và đưa ra kết luận.

Nếu giả định về phương sai bằng nhau giữa các nhóm không được thỏa mãn thì ta thực hiện kiểm định Tamhane’s T2 thay cho kiểm định ANOVA và Bonferroni.

Phụ lục về phân tích phương sai ANOVA cho ta kết quả kiểm định mối liên hệ giữa các biến định tính và biến phụ thuộc Sử dụng dịch vụ NHĐT như sau:

Kiểm định mối liên hệ giữa Giới tính và Sử dụng dịch vụ NHĐT Bảng 4.20: Mối liên hệ giữa Giới tính và Sử dụng dịch vụ NHĐT

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig. .502 1 304 .479

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups .130 1 .130 .228 .633

Within Groups 173.331 304 .570 Total 173.462 305

Kết quả cho thấy với mức ý nghĩa 0,479, giả thuyết Ho của kiểm định Levene về sự đồng nhất của phương sai được chấp nhận, nghĩa là phương sai của hai nhóm khách hàng có giới tính khác nhau không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Giả thuyết Ho của phân tích ANOVA: Không có sự khác biệt về việc sử dụng dịch vụ NHĐT giữa hai nhóm khách hàng nam và nữ.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy mức ý nghĩa quan sát Sig.= 0,633 (>0,05) nên giả thuyết Ho được chấp nhận, nghĩa là hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT của hai nhóm khách hàng nam và nữ không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định mối liên hệ giữa Độ tuổi và việc sử dụng dịch vụ NHĐT Bảng 4.21: Mối liên hệ giữa Độ tuổi và việc sử dụng dịch vụ NHĐT Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig. 2.564 3 302 .055

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 30.319 3 10.106 21.322 .000 Within Groups 143.143 302 .474

Total 173.462 305

(Nguồn: Phụ lục 8)

Kết quả cho thấy với mức ý nghĩa 0,055, giả thuyết Ho của kiểm định Levene về sự đồng nhất của phương sai được chấp nhận, nghĩa là phương sai c ủa các nhóm khách hàng phân theo độ tuổi không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Giả thuyết Ho của phân tích ANOVA: Không có sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy mức ý nghĩa quan sát Sig = 0,000 (<0,05) nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, nghĩa là việc sử dụng dịch vụ NHĐT của các nhóm khách hàng phân theo độ tuổi khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định Bonferroni (Phụ lục 8) cho thấy hai nhóm khách hàng có độ tuổi dưới 25 và từ 25 đến dưới 35 có trung bình lớn nhất, kế đến là nhóm khách hàng có độ tuổi từ 35 đến dưới 50, sau đó mới đến nhóm khách hàng có độ tuổi từ 50 trở lên. Sự khác biệt giữa nhóm khách hàng có độ tuổi từ 35 đến dưới 50 và nhóm khách hàng có

độ tuổi từ 50 trở lên so với các nhóm còn lại là có ý nghĩa thống kê do có Sig<0,05. Còn giữa hai nhóm khách hàng có độ tuổi dưới 25 và từ 25 đến dưới 35 thì sự chênh lệch trung bình không có ý nghĩa thống kê do có Sig=1(>0,05).

Như vậy, qua kiểm định ANOVA của mẫu nghiên cứu quan sát được ta thấy nhóm khách hàng có độ tuổi dưới 35 muốn sử dụng dịch vụ NHĐT hơn nhóm khách hàng có độ tuổi trên 35 và nhóm khách hàng có độ tuổi từ 50 trở lên ít muốn sử dụng dịch vụ NHĐT nhất. Nghĩa là những người trẻ tuổi sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ NHĐT nhiều hơn những người lớn tuổi.

Kiểm định mối liên hệ giữa Thu nhập và việc sử dụng dịch vụ NHĐT Bảng 4.22: Mối liên hệ giữa Thu nhập và việc sử dụng dịch vụ NHĐT Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig. 1.869 3 302 .135

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 34.803 3 11.601 25.267 .000 Within Groups 138.659 302 .459

Total 173.462 305

(Nguồn: Phụ lục 8)

Kết quả cho thấy với mức ý nghĩa 0,135, giả thuyết Ho của kiểm định Levene về sự đồng nhất của phương sai được chấp nhận, nghĩa là phương sai c ủa các nhóm khách hàng phân theo thu nhập không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng tốt.

Giả thuyết Ho của phân tích ANOVA: Không có sự khác biệt về hành vi sử dụng dịch vụ NHĐT giữa các nhóm khách hàng có thu nhập khác nhau.

Kết quả phân tích ANOVA cho thấy mức ý nghĩa quan sát Sig = 0,000 (<0,05) nên giả thuyết Ho bị bác bỏ, nghĩa là việc sử dụng dịch vụ NHĐT của các nhóm khách hàng phân theo thu nhập khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định Bonferroni (Phụ lục 8) cho thấy hai nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 đến 10 triệu và từ 10 đến 15 triệu có trung bình lớn nhất, kế đến là nhóm khách hàng có thu nhập từ 15 triệu trở lên, sau đó mới đến nhóm khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu. Sự khác biệt giữa nhóm khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu và nhóm khách hàng có thu nhập từ 15 triệu trở lên so với các nhóm còn lại là có ý nghĩa thống kê do

có Sig <0,05. Còn giữa hai nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 đến 10 triệu và từ 10 đến 15 triệu thì sự chênh lệch trung bình không có ý nghĩa thống kê do có Sig=1(>0,05).

Như vậy, qua kiểm định ANOVA của mẫu nghiên cứu quan sát được ta thấy nhóm khách hàng có thu nhập từ 5 đến 15 triệu muốn sử dụng dịch vụ NHĐT hơn nhóm khách hàng có thu nhập trên 15 triệu và nhóm khách hàng có thu nhập dưới 5 triệu ít muốn sử dụng dịch vụ NHĐT nhất. Nghĩa là những người có thu nhập vừa phải sẽ có xu hướng sử dụng dịch vụ NHĐT nhiều hơn những người có thu nhập thấp hoặc quá cao.

Kiểm định mối liên hệ giữa Trình độ học vấn và việc sử dụng dịch vụ NHĐT

Bảng 4.23: Mối liên hệ giữa Trình độ học vấn và việc sử dụng dịch vụ NHĐT Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig. 6.999 3 302 .000

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 26.454 3 8.818 18.115 .000 Within Groups 147.008 302 .487

Total 173.462 305

(Nguồn: Phụ lục 8)

Bảng kết quả cho thấy với mức ý nghĩa Sig=0,000, giả thuyết Ho của kiểm định Levene về sự đồng nhất của phương sai bị bác bỏ, nghĩa là phương sai c ủa các nhóm khách hàng phân theo trình độ khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy ta sử dụng kiểm định Tamhane’s T2 để phân tích.

Kiểm định Tamhane’s T2 (Phụ lục 8) cho thấy ba nhóm khách hàng có trình độ trung cấp/cao đẳng, đại học và trên đại học có chênh lệch trung bình dương so với nhóm khách hàng có trình độ phổ thông. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê do có Sig<0,05. Còn giữa những khách hàng có trình độ trung cấp/cao đẳng, đại học và trên đại học thì sự chênh lệch trung bình không có ý nghĩa thống kê do có Sig>0,05.

Như vậy qua kiểm định Tamhane’s T2 của mẫu nghiên cứu quan sát được, ta thấy nhóm khách hàng có trình độ từ trung cấp/cao đẳng trở lên muốn sử dụng dịch vụ NHĐT hơn nhóm khách hàng có trình độ phổ thông. Điều này cũng dễ hiểu bởi những

người có trình độ phổ thông là những người lao động phổ thông, có thu nhập thấp, ít có điều kiện và thời gian sử dụng internet nên họ có xu hướng không sử dụng dịch vụ NHĐT. Ngoài nhóm người có trình độ phổ thông, những nhóm khác trong mẫu quan sát được không có sự khác biệt về việc sử dụng dịch vụ NHĐT khi phân theo trình độ.

Kiểm định mối liên hệ giữa Kênh thông tin tìm hiểu và việc sử dụng dịch vụ NHĐT

Bảng 4.24: Mối liên hệ giữa Kênh thông tin tìm hiểu và việc sử dụng dịch vụ NHĐT

Test of Homogeneity of Variances

Levene Statistic df1 df2 Sig. 15.210 3 302 .000

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig. Between Groups 45.368 3 15.123 35.654 .000 Within Groups 128.093 302 .424

Total 173.462 305

(Nguồn: Phụ lục 8)

Bảng kết quả kiểm định cho thấy với mức ý nghĩa Sig=0,000, giả thuyết Ho của kiểm định Levene về sự đồng nhất của phương sai bị bác bỏ, nghĩa là phương sai c ủa các nhóm khách hàng phân theo kênh thông tin mà họ biết đến dịch vụ NHĐT khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy ta sử dụng kiểm định Tamhane’s T2 để phân tích.

Kiểm định Tamhane’s T2 (Phụ lục 8) cho thấy nhóm khách hàng biết đến dịch vụ NHĐT qua nhân viên ngân hàng có trung bình lớn nhất, kế đến là nhóm khách hàng biết đến dịch vụ NHĐT qua người khác giới thiệu. Sự khác biệt giữa nhóm khách hàng biết đến dịch vụ NHĐT qua nhân viên ngân hàng và qua người khác giới thiệu so với các nhóm còn lại là có ý nghĩa thống kê do có Sig<0,05. Còn giữa nhóm khách hàng biết dịch vụ này qua internet và qua các kênh khác thì sự chênh lệch trung bình không có ý nghĩa thống kê do có Sig> 0,05.

Như vậy, qua kiểm định ANOVA của mẫu nghiên cứu quan sát được, ta thấy nhóm khách hàng được nhân viên ngân hàng giới thiệu dịch vụ NHĐT sẽ muốn sử dụng dịch vụ NHĐT nhiều nhất, sau đó đến nhóm khách hàng tìm hiểu dịch vụ này

qua người khác giới thiệu. Cuối cùng là những người tìm hiểu qua internet và những kênh khác.

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 91)