Phân tích hồi quy

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 66)

Phương pháp hồi quy bội được Pearson sử dụng lần đầu tiên vào năm 1908. Phân tích hồi quy là phương pháp thống kê nghiên cứu mối liên hệ của một biến (gọi là biến phụ thuộc hay biến được giải thích) với một hay nhiều biến khác (gọi là biến độc lập hay giải thích). Mục đích của phân tích hồi quy là ước lượng giá trị của biến phụ thuộc trên cơ sở giá trị của biến độc lập đã cho. Vận dụng phương pháp hồi quy bội vào nghiên cứu các yếu tố đi qua 4 bước sau:

Bước 1: Kiểm tra tương quan giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc thông qua ma trận hệ số tương quan.

Điều kiện để phân tích hồi quy là phải có tương quan chặt chẽ giữa các biến độc lập với nhau và với biến phụ thuộc. Tuy nhiên, khi hệ số tương quan lớn thì cần xem xét vai trò của các biến độc lập vì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến (một biến độc lập này được giải thích bằng một biến khác).

Bước 2: Xây dựng mô hình hồi quy

- Lựa chọn các biến đưa vào mô hình hồi quy

- Đánh giá độ phù hợp của mô hình bằng hệ số xác định R2 (R Square) hoặc R2 điều chỉnh (Adjusted R Square). Đa số các nghiên cứu trước đây sử dụng hệ số R2 điều chỉnh để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình hồi quy bội vì nó không phụ thuộc vào số lượng biến đưa thêm vào mô hình.

- Sử dụng trị số thống kê Durbin – Watson để kiểm tra hiện tượng tự tương quan trong phần dư của phép hồi quy. Durbin – Watson nằm trong khoảng từ 1 đến 3 là phù hợp, chứng tỏ mô hình hồi quy không có sự tự tương quan trong phần dư.

- Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA kiểm định sự phù hợp của mô hình để lựa chọn mô hình tối ưu bằng cách kiểm định giả thuyết Ho: không có mối liên hệ tuyến tính giữa biến phụ thuộc với tập hợp các biến độc lập. Nếu trị số thống kê F có Sig rất nhỏ (<0,05) thì giả thuyết Ho bị bác bỏ, khi đó chúng ta kết luận tập hợp của các biến độc lập trong mô hình có thể giải thích cho sự biến thiên của các biến phụ thuộc. Nghĩa là mô hình đư ợc xây dựng phù hợp với tập dữ liệu, có thể sử dụng được.

- Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến bằng việc xem xét hệ số phóng đại phương sai (VIF – Variance Inflation Factor).

- Xác định các hệ số của phương trình hồi quy bội (βk), đây là hệ số hồi quy riêng phần đo lường sự thay đổi trung bình của biến phụ thuộc khi biến độc lập Xk thay đổi 1 đơn vị trong khi các biến độc lập khác được giữ nguyên.

Bước 3: Kiểm định sự khác biệt

Công cụ sử dụng là phân tích phương sai (ANOVA). Phương pháp thực hiện là kiểm định có hay không sự khác biệt giữa các nhóm tổng thể được xác định theo các đặc điểm cá nhân của khách hàng.

Bước 4: Kết luận về mức độ ảnh hưởng và dự đoán các mức độ của biến phụ thuộc trong tương lai.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn đi vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng dịch vụ NHĐT tại Vietcombank Quảng Ngãi. Dựa vào đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ NHĐT tại ngân hàng, một số các yếu tố được xem xét đưa vào mô hình nghiên cứu; cùng với sự kế thừa có chọn lọc các yếu tố của mô hình TPB, TAM và các nghiên cứu trên thế giới, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu của luận văn và các giả thuyết nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu được thiết lập bao gồm nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Các phương pháp thống kê sử dụng trong nghiên cứu được phân tích và xác định phục vụ cho việc thực hiện kết quả nghiên cứu ở chương sau.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến VIỆC sử DỤNG DỊCH vụ NGÂN HÀNG điện tử tại NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM CHI NHÁNH QUẢNG NGÃI (Trang 66)