Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với chi nhánh TP.HCM

Một phần của tài liệu Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 79)

Ưu điểm:

- Công ty đã lập kế hoạch doanh thu từ đầu năm để làm cơ sở đánh giá tình hình thực hiện doanh thu của chi nhánh TP.HCM.

- Doanh thu thực tế phát sinh của chi nhánh được tổng kết theo từng mặt hàng, từng khu vực tiêu thụ, dựa vào đó tiến hành phân tích cơ cấu doanh thu, từ đây công ty sẽ đánh giá được triển vọng tiêu thụ của từng mặt hàng và từng khu vực tiêu thụ.

- Trên báo cáo doanh thu thực hiện trong kỳ còn thể hiện tỷ trọng doanh thu của các nhóm sản phẩm, từ đó đánh giá được mức độ đóng góp của của các nhóm sản phẩm vào lợi ích chung của công ty. Khi so sánh báo cáo thực hiện qua các kỳ, ban lãnh đạo sẽ nhận biết được sự thay đổi cơ cấu doanh thu của các mặt hàng, dựa vào đó sẽ có hướng điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp.

Hạn chế:

- Đầu mỗi năm tài chính, Ban giám đốc lập kế hoạch doanh thu và lợi nhuận của công ty, tuy nhiên kế hoạch này chỉ mang tính tổng quát. Công ty không lập dự toán doanh thu chi tiết cho từng mặt hàng, vì vậy báo cáo doanh thu của chi nhánh chưa có sự đối chiếu giữa thực hiện và kế hoạch.

- Công ty không lập dự toán chi phí cho chi nhánh TP. HCM.

2.5.2.4 Phương thức đánh giá trách nhiệm đối với Hội đồng quản trị và Ban giám đốc. giám đốc.

Ưu điểm:

- Mục tiêu chiến lược của công ty là phát triển bền vững hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản, hạn chế đầu tư ngoài ngành, trách nhiệm của Ban giám đốc là điều hành công ty tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính càng nhiều càng tốt. Sử dụng hai chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận để đánh giá trách nhiệm đối với Ban giám đốc là phù hợp với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty.

- Sử dụng phối hợp nhiều chỉ tiêu tài chính để đánh giá và đo lường hiệu quả quản lý của Ban giám đốc có tác dụng khuyến khích, động viên Ban giám đốc không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo của mình.

- Báo cáo đánh giá trách nhiệm quản trị của Ban giám đốc được lập thường xuyên, định kỳ.

Hạn chế:

- Trong các chỉ tiêu tài chính để đánh giá hiệu quả hoạt động, công ty chưa sử dụng các chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và chỉ tiêu lợi nhuận giữ lại (RI).

- Kế hoạch và báo cáo thực hiện doanh thu và lợi nhuận được lập trên phạm vi toàn công ty nên không cung cấp được thông tin về sự biến động lợi nhuận của các bộ phận, cũng như không xác định được yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận của từng bộ phận.

- Báo cáo kết quả kinh doanh hàng tháng không được lập theo hình thức số dư đảm phí, vì vậy không xác định được số dư bộ phận trong phạm vi được phân cấp và không đánh giá được phần đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp.

- Dự toán vốn hoạt động, các phương án tăng vốn và kế hoạch sử dụng vốn được Hội đồng quản trị và Ban giám đốc lập từ đầu năm nhưng thông tin này không được truyền đạt đến các cấp quản trị trong công ty. Nếu kế hoạch được triển khai ngay từ đầu thì các nhà quản trị bộ phận sẽ có sự chuẩn bị trước khi thực hiện kế hoạch.

2.6 Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty

Thứ nhất, các nhà quản trị trong công ty chưa nhận thức được tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm trong việc kết nối các bộ phận của công ty cùng phối hợp nhịp nhàng để đạt được mục tiêu chung của doanh nghiệp, từ đó công tác đánh giá trách nhiệm quản lý tại công ty vẫn còn riêng lẽ, chưa có sự kết nối giữa các bộ phận trong công ty.

Thứ hai, cơ cấu tổ chức của công ty chưa được phân chia thành các trung tâm trách nhiệm nên việc đánh giá trách nhiệm của các bộ phận trực thuộc chưa được thực hiện một cách có hệ thống.

Thứ ba, việc hướng dẫn tổ chức và áp dụng kế toán phục vụ cho nhu cầu quản lý, kiểm soát, đánh giá trách nhiệm quản trị trong doanh nghiệp chưa được các cấp quản lý quan tâm.

Thứ tư, công ty chưa hoàn thiện công tác lập dự toán ngân sách cho các bộ phận nên thiếu cơ sở khi thực hiện đánh giá trách nhiệm quản lý tại các bộ phận.

Thứ năm, công ty chưa xác định đầy đủ các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phân nên công tác đánh giá trách nhiệm quản lý còn nhiều hạn chế.

Thứ sáu, tâm lý của các nhà quản trị trong công ty còn e ngại về tính hiệu quả khi ứng dụng mô hình kế toán trách nhiệm vào công tác quản trị, tức là chưa đo lường được lợi ích nên còn e ngại trong việc đầu tư chi phí để tổ chức và vận hành hệ thống kế toán trách nhiệm.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Agifish là công ty sản xuất và xuất khẩu thủy sản, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, cổ phiếu của công ty đã được cấp phép niêm yết trên thị trường chứng khoán và năm 2002. Hiện tại, Agifish là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực chế biến và xuất khẩu thủy sản, với nhiều điều kiện thuận lợi như: chủ động được nguồn nguyên liệu, chất lượng sản phẩm đã được khẳng định, thị trường xuất khẩu ổn định,…Agifish luôn duy trì tốc độ tăng trưởng trong những năm gần đây.

Công ty có cơ cấu phân quyền quản lý theo kiểu trực tuyến - chức năng, các bộ phận trực thuộc được giao quyền hạn và trách nhiệm phù hợp với chức năng của mình. Tuy nhiên, công ty chưa thiết lập dữ liệu để đánh giá trách nhiệm của các nhà quản lý bộ phận một cách có hệ thống. Bộ máy kế toán của công ty chỉ thực hiện chức năng tổ chức thu thập và xử lý dữ liệu để lập báo cáo tài chính, công tác đánh giá trách nhiệm quản lý bộ phận trong nội dung của kế toán quản trị chưa được quan tâm đúng mức.

Agifish hoạt động với qui mô lớn, cơ cấu quản lý được phân thành nhiều cấp bậc, để nâng cao hiệu quả quản lý công ty cần phải xây dựng hệ thống đánh giá trách nhiệm quản lý một cách bài bản, khoa học nhằm đánh giá và khuyến khích, động viên các nhà quản lý bộ phận hoàn thành các chỉ tiêu được giao, hướng tới mục tiêu chung của công ty. Kế toán trách nhiệm sẽ là công cụ hỗ trợ, góp phần nâng cao hiệu quả quản trị tại công ty.

Sau khi tìm hiểu thực trạng kế toán trách nhiệm tại công ty, ta có thể nhận thấy công ty đang có những điều kiện thuận lợi để ứng dụng kế toán trách nhiệm như: sự phân cấp quản lý, lực lượng nhân viên kế toán, sự hỗ trợ của công nghệ thông tin,…Những giải pháp tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại công ty sẽ được trình bày ở chương 3.

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 3.1.Quan điểm tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty Agifish

3.1.1 Tổ chức kế toán trách nhiệm phải phù hợp với mô hình tổ chức quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty. đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty.

Hệ thống thông tin kế toán trách nhiệm phải được thiết kế phù hợp với mô hình tổ chức quản lý, đặc điểm sản xuất kinh doanh của công ty, đây là điều tất yếu bởi vì tùy vào mô hình hoạt động và ngành nghề kinh doanh mà mỗi doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức quản lý riêng, yêu cầu đánh giá trách nhiệm quản lý của các bộ phận cũng không giống nhau giữa các doanh nghiệp.

Agifish là một doanh nghiệp sản xuất thủy sản có qui mô lớn, hoạt động theo mô hình công ty cổ phần, cơ cấu tổ chức quản lý có sự phân cấp rõ ràng. Việc tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty cũng có những đặc trưng riêng như: công ty có tổ chức vùng nuôi nguyên liệu để chủ động một phần nguyên liệu sản xuất, qui trình sản xuất trãi qua nhiều công đoạn phức tạp, sản phẩm đầu ra đa dạng và có nhiều sản phẩm phụ,... Các bộ phận trực thuộc của công ty đã được hình thành dựa trên các đặc điểm này. Vậy nên, khi xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm phải bám sát mô hình tổ chức quản lý và đặc điểm kinh doanh của công ty để đảm bảo tính phù hợp và đáp ứng được yêu cầu đánh giá trách nhiệm của nhà quản trị. Hệ thống kế toán trách nhiệm hiệu quả là hệ thống được thiết kế “vừa đủ” đáp ứng các yêu cầu đánh giá, không quá đơn giản hoặc phức tạp so với mô hình tổ chức quản lý của công ty.

3.1.2 Tổ chức kế toán trách nhiệm phải phù hợp với yêu cầu và trình độ quản lý của công ty. lý của công ty.

Bộ máy quản lý của mỗi công ty có trình độ quản lý và phong cách lãnh đạo khác nhau, quan điểm về đánh giá trách nhiệm quản lý của các đơn vị trực thuộc cũng khác nhau. Công ty Agifish sử dụng mô hình quản lý tập trung, các vấn đề quan trọng đều do Ban tổng giám đốc quyết định, tuy nhiên các nhà quản lý bộ phận vẫn có quyền tự chủ trong việc tổ chức, sắp xếp các hoạt động trong phạm vi quản

lý của mình. Hệ thống kế toán đánh giá trách nhiệm quản lý được xây dựng phải phù hợp với trình độ quản lý của công ty để đảm bảo hệ thống phát huy tác dụng khi vận hành, khuyến khích các nhà quản lý bộ phận thực hiện tốt các chỉ tiêu đánh giá. Bên cạnh đó, kế toán trách nhiệm phải được vận dụng linh hoạt phù hợp với định hướng hoạt động và yêu cầu quản lý của công ty trong từng giai đoạn kinh doanh.

3.1.3 Các báo cáo kế toán trách nhiệm của công ty phải phù hợp với hệ thống báo cáo kế toán chung của công ty. báo cáo kế toán chung của công ty.

Hiện tại, hệ thống kế toán của công ty chủ yếu phục vụ cho công tác lập báo cáo tài chính, mặc dù công ty có lập báo cáo quản trị nhưng bộ phận kế toán quản trị chưa được định hình một cách rõ ràng. Nguồn dữ liệu được thu thập, xử lý, phân tích phục vụ cho kế toán tài chính và kế toán quản trị có mối quan hệ mật thiết với nhau, vì vậy khi thiết lập báo cáo kế toán quản trị, đặc biệt là các báo cáo đánh giá trách nhiệm phải phù hợp với các báo cáo kế toán tài chính của doanh nghiệp để tạo sự thuận lợi trong quá trình kết nối dữ liệu, tạo thành một hệ thống kế toán cung cấp thông tin hữu ích cho công tác quản trị của công ty.

Để tạo điều kiện thuận lợi hơn khi triển khai sử dụng kế toán trách nhiệm, thì các báo cáo kế toán trách nhiệm phải thể hiện các chỉ tiêu rõ ràng, dễ hiểu, phù hợp với mục tiêu và phạm vi đánh giá.

3.1.4 Tổ chức kế toán trách nhiệm phải đảm bảo sự hài hòa giữa chi phí và lợi ích

Đối với một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh vì mục tiêu lợi nhuận, chi phí luôn là vấn đề các nhà quản lý quan tâm hàng đầu, công ty Agifish cũng vậy. Khi xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm, tất yếu sẽ phát sinh những khoản chi phí liên quan, liệu lợi ích do hệ thống mang lại có phù hợp với khoản chi phí bỏ ra? Cho dù các thông tin được cung cấp bởi hệ thống kế toán trách nhiệm đáp ứng được yêu cầu đánh giá, kiểm soát của ban quản trị công ty nhưng chi phí vượt cao so với lợi ích nhận được thì sẽ ảnh hưởng đến tính hiệu quả khi xây dựng kế toán trách nhiệm trong công ty. Vì vậy, phải đảm bảo sự hài hòa giữa lợi ích và chi phí khi tổ chức áp dụng kế toán trách nhiệm trong công ty.

3.2.Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty

Sau khi đánh giá tình hình thực hiện công tác đánh giá trách nhiệm quản lý của công ty, cùng với những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại đã được trình bày ở chương 2 có thể nhận thấy với sự phân quyền quản lý như hiện nay thì việc xác lập các trung tâm trách nhiệm sẽ được tiến hành một cách dễ dàng, đây là điều kiện thuận lợi để công ty tiến hành xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm nhằm nâng cao hiệu quả của công tác đánh giá trách nhiệm quản lý. Cùng với những điều kiện hiện tại, các giải pháp tổ chức công tác kế toán trách nhiệm ở công ty bao gồm:

- Xác lập các trung tâm trách nhiệm.

- Xác định các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm.

- Thiết lập báo cáo trách nhiệm của các trung tâm trách nhiệm.

3.2.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm

Hiện tại công ty không phân chia cơ cấu tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, chỉ thực hiện quản lý dựa vào chức năng và nhiệm vụ đã phân công cho từng phòng ban, xí nghiệp. Nếu dựa vào chức năng, nhiệm vụ các các bộ phận và sự phân cấp quản lý của công ty thì có thể nhận diện được các trung tâm trách nhiệm theo mô hình quản lý kế toán trách nhiệm bao gồm:

- Trung tâm chi phí - Trung tâm doanh thu - Trung tâm lợi nhuận - Trung tâm đầu tư

3.2.1.1 Trung tâm chi phí

Trung tâm chi phí của công ty được phân thành 3 nhóm sau:

- Nhóm trung tâm chi phí thuộc khối sản xuất (trung tâm chi phí định mức). - Nhóm trung tâm chi phí thuộc khối kinh doanh (trung tâm chi phí dự toán). - Nhóm trung tâm chi phí thuộc khối quản lý (trung tâm chi phí dự toán).

Đây là trung tâm chi phí định mức, quản lý cao nhất của trung tâm chi phí định mức là Phó tổng giám đốc sản xuất. Trung tâm chi phí định mức của công ty được xây dựng trên 3 cấp độ:

Cấp 1: Trung tâm chi phí được phân cấp đến từng xí nghiệp, bao gồm: Xí nghiệp AGF7

Xí nghiệp AGF8 Xí nghiệp AGF8 Xí nghiệp AGF360

Xí nghiệp Dịch vụ thủy sản Xí nghiệp Kho vận Mỹ Thới

Các chi phí phát sinh được tập hợp theo từng phân xưởng, Giám đốc Xí nghiệp là người chịu trách nhiệm về các chi phí phát sinh tại xí nghiệp và kết quả sản xuất với Phó tổng giám đốc sản xuất.

Đầu vào của các xí nghiệp AGF7, AGF8, AGF9 là chi phí nguyên liệu, nhân công, sản xuất chung, kết quả đầu ra là sản phẩm hoàn thành. Trách nhiệm của Giám đốc các xí nghiệp là làm sao tổ chức sản xuất hoàn thành kế hoạch sản lượng với chi phí vật liệu và nhân công thấp nhất nhằm hạ thấp giá thành sản phẩm.

Giám đốc xí nghiệp Dịch vụ thủy sản quản lý vùng nuôi nguyên liệu và có trách nhiệm hoàn thành kế hoạch sản lượng cá nguyên liệu với chi phí thấp.

Riêng đối với xí nghiệp kho vận Mỹ Thới thì không tổ chức sản xuất nên Giám đốc xí nghiệp này có trách nhiệm tăng cường các dịch vụ cung cấp cho công ty với mức chi phí phát sinh hợp lý.

Cấp 2: trung tâm chi phí được chi tiết đến từng tổ sản xuất và sẽ do Tổ trưởng tổ nghiệp vụ quản lý và chịu trách nhiệm trước Giám đốc phân xưởng về kết quả sản xuất và các khoản chi phí phát sinh.

Cấp 3: trung tâm chi phí được chi tiết đến từng đội sản xuất. Các chi phí phát sinh tại phân xưởng liên quan đến nhiều đội sản xuất thì sẽ được tập hợp và phân bổ cho từng đội sản xuất theo tiêu thức thích hợp. Các đội trưởng đội sản xuất chịu trách nhiệm chung và báo cáo trước Tổ trưởng tổ nghiệp vụ sản xuất.

Một phần của tài liệu Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)