Đặc điểm mô hình quản lý trong công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 38)

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

- Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn.

Có ba loại hình công ty cổ phần: công ty cổ phần nội bộ, công ty cổ phần đại chúng, công ty cổ phần đại chúng đã đăng ký (còn gọi là công ty niêm yết). Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005 qui định mô hình quản trị của công ty cổ phần như sau:

“Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát”

Công ty niêm yết tại Việt Nam thông thường có thể được tổ chức theo một trong hai cơ cấu sau:

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các công ty niêm yết ở Việt Nam

(Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010, trang 38[6])

Cổ đông

Đại hội đồng cổ đông

Chủ tịch hội đồng quản trị (Tổng giám đốc điều hành) Hội đồng quản trị UBKS Tổng giám đốc điều hành Cổ đông

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị

- Cổ đông: là chủ sở hữu các cổ phần vốn trong công ty niêm yết. Quyền kiểm soát hoạt động của công ty thuộc về cổ đông. Sự kiểm soát này được thực hiện một cách gián tiếp thông qua Hội đồng quản trị được bầu ra, cá nhân cổ đông chỉ tham gia quản lý thông qua lá phiếu bầu cử của mình.

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty niêm yết, có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch hội đồng và bổ nhiệm Ban tổng giám đốc.

- Ban tổng giám đốc: là bộ phận quản lý, điều hành công việc hàng ngày của công ty.

- Ủy ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, báo cáo kế toán, trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo kiểm tra báo cáo kế toán của công ty, báo cáo về những sự kiện bất thường xảy ra, về tình hình quản lý tài chính của Hội đồng quản trị.

Cùng với sự phát triển kinh tế, các công ty niêm yết ở Việt Nam có qui mô ngày càng lớn, ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng, trong đó mô hình kinh doanh đa ngành nghề cũng rất phổ biến. Để quản lý tốt, những công ty phải phân chia tổ chức thành nhiều cấp quản lý, mỗi cấp gắn liền với những chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Sự phân chia này sẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn và là điều kiện tiên quyết để ứng dụng kế toán trách nhiệm.

Một phần của tài liệu Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)