tâm chi phí
Khi đánh giá thành quả của trung tâm chi phí cần phân biệt hai dạng: trung tâm chi phí định mức và trung tâm chi phí dự toán. Bên cạnh đó, để đánh giá một cách hợp lý thành quả của các trung tâm chi phí cần phải có sự phân biệt rõ ràng chi phí kiểm soát được và không kiểm soát được bởi nhà quản trị bộ phận.
Đối với trung tâm chi phí định mức: đầu ra không được đo lường bằng tiền tệ nhưng có thể đo lường bằng lượng vật chất được tạo ra từ chi phí đầu vào được xác định. Ví dụ, đầu vào của bộ phận sản xuất là các chi phí phát sinh liên quan đến quá trình sản xất sản phẩm, đầu ra là số lượng sản phẩm được hoàn thành. Trung tâm chi phí tiêu chuẩn được đánh giá qua hai chỉ tiêu kết quả và hiệu quả như sau:
- Về kết quả: có hoàn thành nhiệm vụ được giao về sản lượng sản xuất đúng thời hạn hay không? Sản phẩm có đảm bảo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật hay không?
- Về hiệu quả: chi phí sản xuất thực tế phát sinh có vượt quá chi phí định mức hay không? Trường hợp hoàn thành kế hoạch sản xuất nhưng chi phí thực tế vượt quá chi phí định mức, thì sẽ tiến hành phân tích biến động chi phí, xác định nguyên nhân để làm cơ sở đánh giá.
Mức chênh lệch chi phí = Chi phí thực tế - Chi phí dự toán
Mức chênh lệch chi phí do ảnh hưởng của hai yếu tố: giá và lượng. Trong đó: Biến động giá = (Giá thực tế - Giá dự toán) x Lượng thực tế
Biến động lượng = (Lượng thực tế - Lượng dự toán) x Giá định mức
Đối với trung tâm chi phí dự toán: đầu ra của trung tâm này cũng không được lượng hóa bằng tiền, đồng thời mối quan hệ tối ưu giữa đầu vào và đầu ra không được thiết lập. Ví dụ, đầu ra của phòng Kế hoạch – tài vụ là các báo cáo. Thế nên, trung tâm chi phí dự toán được đánh giá như sau:
- Về kết quả: mức độ hoàn thành các công việc trong kế hoạch.
- Về hiệu quả: so sánh chi phí thực tế phát sinh và chi phí dự toán đã được duyệt.
1.3.2.2 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm doanh thu tâm doanh thu
Trách nhiệm của nhà quản trị ở trung tâm doanh thu là tổ chức hoạt động tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ sao cho doanh thu của bộ phận do mình phụ trách là cao nhất. Do đầu ra của trung tâm doanh thu được lượng hóa bằng tiền nhưng đầu vào thì không chịu trách nhiệm về giá thành sản phẩm hay giá vốn hàng bán nên thành quả hoạt động của trung tâm này được đo lường như sau:
- Về kết quả: đánh giá tình hình thực hiện dự toán tiêu thụ, trên cơ sở đó phân tích chênh lệch doanh thu do ảnh hưởng của các nhân tố giá bán, khối lượng sản phẩm tiêu thụ, kết cấu mặt hàng tiêu thụ.
- Về hiệu quả: đánh giá tình hình thực hiện dự toán của trung tâm trên cơ sở so sánh chi phí hoạt động thực tế với chi phí dự toán.
- Chênh lệch giữa doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán. - Các yếu tố ảnh hưởng đến sự biến động doanh thu.
Mức chênh lệch doanh thu = Doanh thu thực tế - Doanh thu dự toán
1.3.2.3 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm lợi nhuận
Nhà quản trị ở trung tâm lợi nhuận không chỉ chịu trách nhiệm tạo ra lợi nhuận mà còn phải chịu trách nhiệm kiểm soát chi phí phát sinh. Vì vậy, khi đánh giá thành quả của trung tâm lợi nhuận cần đánh giá các chỉ tiêu lợi nhuận, giá bán và lượng bán.
- Về kết quả: được đánh giá thông qua tình hình thực hiện lợi nhuận dự toán. Từ kết quả chênh lệch lợi nhuận giữa thực tế và dự toán, tiến hành phân tích ảnh hưởng của các nhân tố có liên quan.
- Về hiệu quả: được đánh giá thông qua các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, số dư bộ phận có thể kiểm soát được, số dư bộ phận, lợi nhuận trước thuế.
Mức chênh lệch lợi nhuận = Lợi nhuận thực tế - Lợi nhuận dự toán
Báo cáo trách nhiệm ở trung tâm lợi nhuận phải cung cấp được các thông tin sau: - Số liệu về doanh thu phát sinh và các chi phí tương ứng ở các bộ phận. - Chênh lệch lợi nhuận thực tế so với kế hoạch ở tất cả các bộ phận.
- Mức độ ảnh hưởng đến sự biến động lợi nhuận của các nhân tố doanh thu, chi phí.
1.3.2.4 Đánh giá trách nhiệm quản trị và đo lường kết quả hoạt động của trung tâm đầu tư. tâm đầu tư.
Trung tâm đầu tư là một dạng mở rộng của trung tâm lợi nhuận, nhà quản trị chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề liên quan đến vốn đầu tư của doanh nghiệp. Về kết quả và hiệu quả hoạt động của trung tâm này được đánh giá như sau:
- Về kết quả: sử dụng các chỉ tiêu đánh giá trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận - Về hiệu quả: đánh giá thông qua các chỉ tiêu thể hiện mối quan hệ giữa lợi
nhuận đạt được với tài sản đầu tư như: tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI), thu nhập giữ lại (RI), giá trị kinh tế gia tăng (EVA).
Chỉ tiêu tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI): là tỷ số giữa lợi nhuận thuần và vốn đầu tư, dùng để đánh giá hiệu quả đầu tư của các trung tâm đầu tư và tìm ra các nhân tố tác động đến hiệu quả quản lý, nhằm tìm ra giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động.
ROI = = x
Hay:
ROI = Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay của vốn đầu tư
Chỉ tiêu thu nhập giữ lại (RI): là khoản thu nhập của bộ phận trừ đi chi phí sử dụng vốn của bộ phận đó, RI cho biết lợi nhuận thực tế đã mang về của trung tâm đầu tư, chỉ số này nhấn mạnh thêm khả năng sinh lời vượt trên chi phí sử dụng vốn đã đầu tư vào một bộ phận. Ngoài ra, RI còn cho biết có nên đầu tư gia tăng hay không, mà nếu sử dụng chỉ tiêu ROI thì không đủ cơ sở để quyết định.
RI = Lợi nhuận của trung tâm đầu tư – Chi phí sử dụng vốn
Trong đó:
Chi phí sử dụng vốn = Vốn đầu tư x Tỷ suất chi phí vốn (%)
Ngoài ra, để đánh giá thành quả của các trung tâm đầu tư có qui mô vốn khác nhau nhà quản trị còn sử dụng chỉ tiêu tỷ lệ thu nhập giữ lại trên vốn đầu tư (%RI).
%RI = x 100%
Chỉ tiêu giá trị kinh tế gia tăng (EVA): là thước đo phần thu nhập tăng thêm từ chênh lệch giữa lợi nhuận hoạt động trước lãi vay sau thuế và chi phí sử dụng vốn. Ưu điểm của EVA là có tính tới chi phí sử dụng vốn chủ, đây là chi phí cơ hội khi nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh này thay vì lĩnh vực kinh doanh khác, qua đó có thể xác định chính xác giá trị thực sự được tạo ra cho trung tâm đầu tư.
Lợi nhuận Tổng tài Nợ ngắn EVA = hoạt động - Lãi suất bình quân x sản hoạt - hạn không sau thuế động phải trả lãi
Trong đó, lãi suất bình quân được tính như sau:
Khi tính chỉ tiêu EVA cần lưu ý:
- Tổng tài sản hoạt động: bao gồm tất cả những tài sản tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh tạo ra lợi nhuận của trung tâm.
- Các chỉ tiêu được phản ánh theo quan điểm kinh tế chứ không phải theo quan điểm kế toán.
- Các nguồn lực được huy động vào hoạt động đầu tư đều phát sinh chi phí sử dụng vốn và được tính dựa trên cơ sở tiền.
Các chỉ tiêu để đánh giá 4 loại trung tâm trách nhiệm được tóm tắt trong bảng sau:
Bảng 1.1 Tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá của các trung tâm trách nhiệm
Trung tâm trách nhiệm Chỉ tiêu đánh giá
Trung tâm chi phí
- Biến động chi phí nguyên vật liệu - Biến động chi phí nhân công
- Chênh lệch chi phí thực hiện so với dự toán
Trung tâm doanh thu
- Chênh lệch doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán.
- Biến động đơn giá bán. - Biến động số lượng bán.
Trung tâm lợi nhuận
- Chênh lệch lợi nhuận thực hiện so với lợi nhuận dự toán.
- Lợi nhuận gộp.
Trung tâm đầu tư
- ROI - RI - EVA