Hệ thống báo cáo của các trung tâm trách nhiệm

Một phần của tài liệu Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 34)

1.3.3.1 Đặc điểm và yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm

Báo cáo trách nhiệm là sản phẩm cuối cùng cùng của kế toán trách nhiệm. Theo nhóm tác giả Atkinson, A.A., R. D. Banker, R. S. Kaplan and S. M. Young: “Báo cáo trách nhiệm là báo cáo về kết quả hoạt động cho mỗi cấp bậc của trách nhiệm theo sơ đồ tổ chức quản lý của doanh nghiệp. Sau đó hệ thống sẽ tổng hợp việc thực hiện mục tiêu của các cấp dưới lên cấp cao hơn cho đến khi tổng hợp được việc thực hiện mục tiêu của toàn doanh nghiệp, và lập báo cáo thực hiện theo từng bộ phận và toàn doanh nghiệp”.

a) Đặc điểm của báo cáo kế toán trách nhiệm

Thứ nhất, mức độ chi tiết của các thông tin trên báo cáo trách nhiệm sẽ giảm dần từ cấp quản trị thấp đến cấp quản trị cao hơn.

Thứ hai, các bảng báo cáo trách nhiệm trong hệ thống kế toán trách nhiệm có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông tin trong báo cáo ở cấp thấp sẽ giải thích, chứng minh cho thông tin trong báo cáo ở cấp cao hơn.

Thứ ba, phải có sự tách bạch giữa những khoản mục kiểm soát được và không kiểm soát được của nhà quản trị bộ phận để đảm bảo tính hợp lý khi đánh giá trách nhiệm quản lý.

b) Yêu cầu của báo cáo kế toán trách nhiệm.

Báo cáo phải được lập và truyền đạt kịp thời phục vụ nhu cầu của nhà quản trị. Báo cáo phải được thực hiện thường xuyên, liên tục.

Báo cáo phải được thiết kế đơn giản, dễ hiểu và đảm bảo đầy đủ những nội dung cần thiết nhằm giúp người đọc tiếp cận thông tin một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, ngoài phần phân tích hiện thời thì trên báo cáo phải thể hiện được phần phân tích cả quá trình nhằm đưa ra các thông tin hướng đến tương lai.

1.3.3.2 Nội dung báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm trách nhiệm

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí được trình bày theo các cấp quản lý tương ứng với các bộ phận trực thuộc của trung tâm. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí được tách biệt thành báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức và báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán.

Bảng 1.2 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí định mức

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Đơn vị tính:

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm

chi phí tiêu chuẩn Dự toán Thực hiện

Chênh lệch

Báo cáo cho giám đốc nhà máy Chi phí sản xuất của phân xưởng 1 Chi phí sản xuất của phân xưởng 2 Chi phí sản xuất của phân xưởng 3 … X X X X X X X X X Cộng XXX XXX XXX

Bảng 1.3 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí dự toán

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Đơn vị tính:

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm

chi phí dự toán Dự toán Thực tế Chênh lệch

Báo cáo cho Giám đốc tài chính Mức %

Chi phí Chi văn phòng phẩm Chi công tác phí … X X X X Cộng XXX XXX Mức độ thực hiện dịch vụ

Số lượng báo cáo thực hiện Số ngày công … X X X X

Kèm theo báo cáo thực hiện là phần báo cáo phân tích biến động của các chỉ tiêu thực hiện so với kế hoạch, nêu rõ các nguyên nhân ảnh hưởng đến biến động. Dựa vào những thông tin này, nhà quản trị sẽ kịp thời khắc phục những biến động không tốt.

b) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu là báo cáo thực hiện doanh thu thực tế so với doanh thu dự toán, kèm theo phân tích những nhân tố ảnh hưởng như: giá bán, sản lượng tiêu thụ, cơ cấu sản phẩm. Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu được lập cho từng bộ phận tùy theo mô hình phân quyền quản lý.

Bảng 1.4 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Đơn vị tính: Báo cáo trách nhiệm trung tâm doanh thu Doanh thu thực tế Doanh thu dự toán Chênh lệch Ảnh hưởng biến động của các nhân tố Đơn giá bán Số lượng tiêu thụ Cơ cấu mặt hàng tiêu thụ Chi nhánh 1 Chi nhánh 2 Chi nhánh 3 … Cộng

c) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận nhằm đánh giá trách nhiệm của trung tâm này thông qua báo cáo kết quả kinh doanh được lập theo hình thức số dư

đảm phí. Thông qua bảng báo cáo này, nhà quản trị sẽ biết được mức độ đóng góp của từng bộ phận vào lợi nhuận chung của doanh nghiệp.

Bảng 1.5 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Đơn vị tính:

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận Dự toán Thực tế Biến động

1. Doanh thu 2.Biến phí

- Sản xuất - Ngoài sản xuất 3.Số dư đảm phí (1-2)

4.Định phí trực tiếp (kiểm soát được) 5.Số dư bộ phận kiểm soát được (3-4) 6. Định phí không kiểm soát được 7. Số dư bộ phận (5-6)

8. Chi phí chung của công ty phân bổ 9. Lợi nhuận trước thuế (7-8)

d) Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư phải cung cấp được các thông tin sau: - Thông tin về hiệu quả sử dụng vốn đầu tư trong kỳ.

- Thông tin tổng hợp về xác định kết quả hoạt động kinh doanh của trung tâm. - Thông tin có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư của doanh nghiệp.

Bảng 1.6 Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư

Thời gian: (tháng, quí, năm)

Đơn vị tính:

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư Dự toán Thực tế Biến động

1.Doanh thu thuần 2. Biến phí 3. Số dư đảm phí 4. Định phí bộ phận 5. Số dư bộ phận

6. Chi phí chung phân bổ 7. Lợi nhuận trước thuế 8. Chi phí thuế TNDN

9. Lợi nhuận sau thuế TNDN 10.Vốn đầu tư

11. Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) 12. Thu nhập giữ lại (RI)

1.4. Ảnh hưởng của đặc điểm mô hình quản lý trong công ty cổ phần đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm. tác tổ chức kế toán trách nhiệm.

1.4.1Đặc điểm mô hình quản lý trong công ty cổ phần.

Theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, công ty cổ phần là doanh nghiệp, trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.

- Cổ đông chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp.

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết không được chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.

- Công ty cổ phần có quyền phát hành chứng khoán các loại ra công chúng để huy động vốn.

Có ba loại hình công ty cổ phần: công ty cổ phần nội bộ, công ty cổ phần đại chúng, công ty cổ phần đại chúng đã đăng ký (còn gọi là công ty niêm yết). Điều 95 Luật Doanh nghiệp 2005 qui định mô hình quản trị của công ty cổ phần như sau:

“Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, đối với công ty cổ phần có trên mười một cổ đông là cá nhân hoặc có cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty phải có Ban kiểm soát”

Công ty niêm yết tại Việt Nam thông thường có thể được tổ chức theo một trong hai cơ cấu sau:

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý trong các công ty niêm yết ở Việt Nam

(Phạm Văn Dược và cộng sự, 2010, trang 38[6])

Cổ đông

Đại hội đồng cổ đông

Chủ tịch hội đồng quản trị (Tổng giám đốc điều hành) Hội đồng quản trị UBKS Tổng giám đốc điều hành Cổ đông

Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Chủ tịch hội đồng quản trị

- Cổ đông: là chủ sở hữu các cổ phần vốn trong công ty niêm yết. Quyền kiểm soát hoạt động của công ty thuộc về cổ đông. Sự kiểm soát này được thực hiện một cách gián tiếp thông qua Hội đồng quản trị được bầu ra, cá nhân cổ đông chỉ tham gia quản lý thông qua lá phiếu bầu cử của mình.

- Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty niêm yết, có quyền quyết định mọi hoạt động của công ty.

- Hội đồng quản trị: là cơ quan quản lý cao nhất của công ty, bảo vệ quyền lợi của cổ đông. Hội đồng quản trị bầu ra Chủ tịch hội đồng và bổ nhiệm Ban tổng giám đốc.

- Ban tổng giám đốc: là bộ phận quản lý, điều hành công việc hàng ngày của công ty.

- Ủy ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra, có nhiệm vụ kiểm tra sổ sách kế toán, tài sản, báo cáo kế toán, trình Đại hội đồng cổ đông báo cáo kiểm tra báo cáo kế toán của công ty, báo cáo về những sự kiện bất thường xảy ra, về tình hình quản lý tài chính của Hội đồng quản trị.

Cùng với sự phát triển kinh tế, các công ty niêm yết ở Việt Nam có qui mô ngày càng lớn, ngành nghề kinh doanh cũng đa dạng, trong đó mô hình kinh doanh đa ngành nghề cũng rất phổ biến. Để quản lý tốt, những công ty phải phân chia tổ chức thành nhiều cấp quản lý, mỗi cấp gắn liền với những chức năng, nhiệm vụ rõ ràng. Sự phân chia này sẽ giúp cho việc quản lý dễ dàng và hiệu quả hơn và là điều kiện tiên quyết để ứng dụng kế toán trách nhiệm.

1.4.2Ảnh hưởng của mô hình quản lý trong công ty cổ phần đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm. chức kế toán trách nhiệm.

Mục tiêu hoạt động của ty cổ phần là làm giàu cho cổ đông, vì vậy hiệu quả của hệ thống kế toán gắn liền với việc tạo ra giá trị cho các cổ đông. Song hành với công tác kế toán tài chính, công tác kế toán quản trị cũng góp phần cung cấp những công cụ quản lý thực sự hữu ích, trong đó nội dung chủ đạo của kế toán quản trị là kế toán trách nhiệm cũng được thiết kế và sử dụng theo đúng mục tiêu mang lại lợi ích cho cổ đông.

Trong các công ty cổ phần, cơ cấu quản lý được phân chia theo từng khu vực quản lý, sự phân chia khu vực quản lý căn cứ vào hoạt động chính của công ty và mô hình phân quyền quản lý. Điểm nổi bật của cấu trúc quản lý phân theo khu vực là dựa trên định hướng chiến lược của công ty trong từng giai đoạn kinh doanh, kế hoạch kinh doanh sẽ được phổ biến từ quản lý trên xuống, việc thực hiện kế hoạch và kiểm soát được thực hiện từ quản lý cấp dưới lên. Đặc điểm này đảm bảo có sự truyền đạt và phản hồi thông tin phục vụ tốt công tác đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của các khu vực. Qui trình tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Qui trình tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần

(Nguồn: được in lại từ tác phẩm của Anthony, R. N và Govindarajan, V. (2001)“Những hệ thống quản trị kinh doanh”, được xuất bản bởi McGraw – Hill)

Các khu vực được phân công để thực hiện các chức năng như: tiếp thị, sản xuất, kinh doanh, quản lý nhân sự,… Các khu vực này chính là các trung tâm trách nhiệm của công ty, các nhà quản lý của các trung tâm trách nhiệm được giao trách nhiệm cụ thể thông qua các chỉ tiêu đánh giá. Căn cứ vào mô hình quản lý của công ty cổ phần, nếu được phân chia thành các trung tâm trách nhiệm thì công ty cổ phần thường tổ chức theo 4 kiểu trung tâm trách nhiệm:

Trung tâm chi phí Trung tâm doanh thu

Lập kế hoạch hoạt động (Hệ thống dự toán ngân sách)

Tiếp tục đối chiếu số liệu, ra quyết định vào thời điểm thích hợp

Thu thập các thông tin liên quan đến kế hoạch

Ra quyết định quản trị, điều chỉnh các chênh lệch lớn

Phân tích định kỳ giữa kế hoạch và thực tế Kiểm soát

Trung tâm lợi nhuận Trung tâm đầu tư

Hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các chỉ tiêu này thể hiện trên báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm trách nhiệm.

Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, trong công ty cổ phần thì sự đánh giá trách nhiệm quản trị của các phân khu thường gắn với những trung tâm trách nhiệm thông qua những con số tài chính (những sự phân bổ nguồn lực hoặc những kỳ vọng về kết quả hoạt động), và cả những đánh giá kết quả hoạt động phi tài chính thể hiện qua các báo cáo trách nhiệm bộ phận như:

- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí. - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu. - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận. - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.

Đặc biệt trong công ty cổ phần, bộ phận quản trị của trung tâm đầu tư là những người đại diện cho cổ đông (Hội đồng quản trị), nhiệm vụ của họ là điều hành chung hoạt động của công ty tạo ra lợi ích cho cổ đông càng nhiều càng tốt. Vì vậy, ngoài những chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và thu nhập giữ lại (RI), thì hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư còn được đánh giá thông qua những chỉ tiêu liên quan đến lợi ích cổ đông như: tỷ suất thu nhập trên vốn cổ đông, giá thị trường của cổ phiếu thường.

Tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần cũng được thực hiện dựa trên quan điểm về kế toán trách nhiệm trong một tổ chức, sự đánh giá trách nhiệm quản trị của các khu vực chức năng được gắn liền với các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, nội dung của các báo cáo trách nhiệm trong công ty cổ phần có những đặc trưng riêng, phù hợp với yêu cầu quản trị của loại hình công ty cổ phần.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Xuất phát từ yêu cầu đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị bộ phận, kế toán trách nhiệm được hình thành, là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, sự phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phát triển của kế toán quản trị. Ngoài ra, kế toán trách nhiệm còn giữ vai trò kết nối hoạt động của các bộ phận bên trong doanh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Về lý luận, kế toán trách nhiệm được đề xuất từ những năm 50, về thực tiễn kế toán trách nhiệm ngày càng được quan tâm, ứng dụng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là mô hình công ty cổ phần.

Để thực hiện việc quản lý dựa vào mô hình kế toán trách nhiệm, trước tiên nhà quản trị cần phân chia cơ cấu tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm được hình thành dựa trên chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng trung tâm. Sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán trách nhiệm là báo cáo trách nhiệm, trên báo cáo thể hiện những thông tin định lượng về các chỉ tiêu đo lường, đây là những thông tin giúp nhà quản trị đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán trách nhiệm được xem là một trong những công cụ góp phần hỗ trợ nhà quản trị trong việc thực hiện tốt các chức năng của mình, nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm trong một tổ chức bao gồm các nội dung: khái niệm, chức năng của kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm, các bộ phận của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức, ảnh hưởng của

Một phần của tài liệu Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)