Ảnh hưởng của mô hình quản lý trong công ty cổ phần đến công tác tổ chức

Một phần của tài liệu Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 40)

chức kế toán trách nhiệm.

Mục tiêu hoạt động của ty cổ phần là làm giàu cho cổ đông, vì vậy hiệu quả của hệ thống kế toán gắn liền với việc tạo ra giá trị cho các cổ đông. Song hành với công tác kế toán tài chính, công tác kế toán quản trị cũng góp phần cung cấp những công cụ quản lý thực sự hữu ích, trong đó nội dung chủ đạo của kế toán quản trị là kế toán trách nhiệm cũng được thiết kế và sử dụng theo đúng mục tiêu mang lại lợi ích cho cổ đông.

Trong các công ty cổ phần, cơ cấu quản lý được phân chia theo từng khu vực quản lý, sự phân chia khu vực quản lý căn cứ vào hoạt động chính của công ty và mô hình phân quyền quản lý. Điểm nổi bật của cấu trúc quản lý phân theo khu vực là dựa trên định hướng chiến lược của công ty trong từng giai đoạn kinh doanh, kế hoạch kinh doanh sẽ được phổ biến từ quản lý trên xuống, việc thực hiện kế hoạch và kiểm soát được thực hiện từ quản lý cấp dưới lên. Đặc điểm này đảm bảo có sự truyền đạt và phản hồi thông tin phục vụ tốt công tác đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động của các khu vực. Qui trình tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 1.3: Qui trình tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần

(Nguồn: được in lại từ tác phẩm của Anthony, R. N và Govindarajan, V. (2001)“Những hệ thống quản trị kinh doanh”, được xuất bản bởi McGraw – Hill)

Các khu vực được phân công để thực hiện các chức năng như: tiếp thị, sản xuất, kinh doanh, quản lý nhân sự,… Các khu vực này chính là các trung tâm trách nhiệm của công ty, các nhà quản lý của các trung tâm trách nhiệm được giao trách nhiệm cụ thể thông qua các chỉ tiêu đánh giá. Căn cứ vào mô hình quản lý của công ty cổ phần, nếu được phân chia thành các trung tâm trách nhiệm thì công ty cổ phần thường tổ chức theo 4 kiểu trung tâm trách nhiệm:

Trung tâm chi phí Trung tâm doanh thu

Lập kế hoạch hoạt động (Hệ thống dự toán ngân sách)

Tiếp tục đối chiếu số liệu, ra quyết định vào thời điểm thích hợp

Thu thập các thông tin liên quan đến kế hoạch

Ra quyết định quản trị, điều chỉnh các chênh lệch lớn

Phân tích định kỳ giữa kế hoạch và thực tế Kiểm soát

Trung tâm lợi nhuận Trung tâm đầu tư

Hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm được đo lường thông qua các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính, các chỉ tiêu này thể hiện trên báo cáo trách nhiệm của từng trung tâm trách nhiệm.

Tương tự như các loại hình doanh nghiệp khác, trong công ty cổ phần thì sự đánh giá trách nhiệm quản trị của các phân khu thường gắn với những trung tâm trách nhiệm thông qua những con số tài chính (những sự phân bổ nguồn lực hoặc những kỳ vọng về kết quả hoạt động), và cả những đánh giá kết quả hoạt động phi tài chính thể hiện qua các báo cáo trách nhiệm bộ phận như:

- Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí. - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu. - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận. - Báo cáo trách nhiệm của trung tâm đầu tư.

Đặc biệt trong công ty cổ phần, bộ phận quản trị của trung tâm đầu tư là những người đại diện cho cổ đông (Hội đồng quản trị), nhiệm vụ của họ là điều hành chung hoạt động của công ty tạo ra lợi ích cho cổ đông càng nhiều càng tốt. Vì vậy, ngoài những chỉ tiêu thể hiện hiệu quả sử dụng vốn như tỷ lệ hoàn vốn đầu tư (ROI) và thu nhập giữ lại (RI), thì hiệu quả hoạt động của trung tâm đầu tư còn được đánh giá thông qua những chỉ tiêu liên quan đến lợi ích cổ đông như: tỷ suất thu nhập trên vốn cổ đông, giá thị trường của cổ phiếu thường.

Tổ chức kế toán trách nhiệm trong công ty cổ phần cũng được thực hiện dựa trên quan điểm về kế toán trách nhiệm trong một tổ chức, sự đánh giá trách nhiệm quản trị của các khu vực chức năng được gắn liền với các trung tâm trách nhiệm. Tuy nhiên, nội dung của các báo cáo trách nhiệm trong công ty cổ phần có những đặc trưng riêng, phù hợp với yêu cầu quản trị của loại hình công ty cổ phần.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Xuất phát từ yêu cầu đánh giá trách nhiệm quản lý của các nhà quản trị bộ phận, kế toán trách nhiệm được hình thành, là nội dung quan trọng của kế toán quản trị, sự phát triển của kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phát triển của kế toán quản trị. Ngoài ra, kế toán trách nhiệm còn giữ vai trò kết nối hoạt động của các bộ phận bên trong doanh nghiệp cùng hướng tới mục tiêu chung của doanh nghiệp. Về lý luận, kế toán trách nhiệm được đề xuất từ những năm 50, về thực tiễn kế toán trách nhiệm ngày càng được quan tâm, ứng dụng trong các doanh nghiệp, đặc biệt là mô hình công ty cổ phần.

Để thực hiện việc quản lý dựa vào mô hình kế toán trách nhiệm, trước tiên nhà quản trị cần phân chia cơ cấu tổ chức thành các trung tâm trách nhiệm, các chỉ tiêu đo lường và đánh giá hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách nhiệm được hình thành dựa trên chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng trung tâm. Sản phẩm cuối cùng của hệ thống kế toán trách nhiệm là báo cáo trách nhiệm, trên báo cáo thể hiện những thông tin định lượng về các chỉ tiêu đo lường, đây là những thông tin giúp nhà quản trị đánh giá hiệu quả hoạt động của từng bộ phận và của toàn doanh nghiệp. Vì vậy, kế toán trách nhiệm được xem là một trong những công cụ góp phần hỗ trợ nhà quản trị trong việc thực hiện tốt các chức năng của mình, nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.

Chương 1 đã trình bày cơ sở lý thuyết về kế toán trách nhiệm trong một tổ chức bao gồm các nội dung: khái niệm, chức năng của kế toán quản trị, kế toán trách nhiệm, các bộ phận của kế toán trách nhiệm trong một tổ chức, ảnh hưởng của mô hình quản lý trong công ty cổ phần đến công tác tổ chức kế toán trách nhiệm. Cơ sở lý thuyết được trình bày trong chương này là cơ sở vững chắc để tiến hành tổ chức công tác kế toán trách nhiệm tại doanh nghiệp.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG 2.1 Giới thiệu Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An Giang

2.1.1 Quá trình hình thành

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang (gọi tắt là Agifish) được thành lập theo Quyết định số 729/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ, ký ngày 18/06/2001. Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo mô hình Công ty cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam ngày 8/03/2002.

Các thông tin chi tiết về doanh nghiệp:

- Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang. - Tên tiếng Anh: An Giang Fisheries Import Export Joint Stock.

- Tên viết tắt: Agifish Co. - Logo:

- Địa chỉ: Số 1234 Trần Hưng Đạo, TP Long Xuyên, Tỉnh An Giang. - Điện thoại: 076 3852939 – 852368 Fax: 076 3852202

- Email: agifishco@agifish.com.vn Website: www.agifish.com.vn - Vốn điều lệ: 128.592.880.000 VND

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính của công ty là sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm. Ngoài ra, công ty còn thực hiện một số hoạt động liên quan đến lĩnh vực kinh doanh chính như:

- Mua vật tư, nguyên liệu, hóa chất phục vụ cho sản xuất (không mang tính độc hại).

- Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản

- Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản. - Lắp đặt hệ thống cơ điện, thông gió, điều hòa cấp nhiệt. - Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm. - Lắp đặt hệ thống bơm, ống nước, điều hòa không khí. - Chế tạo thiết bị cho ngành chế biến thực phẩm, thủy sản. - Nuôi thủy sản.

- Lắp đặt điện trong nhà.

- Lắp đặt ống cấp nước, thoát nước, bơm nước. - San lắp mặt bằng.

- Xây dựng công trình dân dụng. - Xây dựng công trình công nghiệp

- Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel và mỡ cá. - Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê.

Chức năng và nhiệm vụ của công ty:

Công ty có chức năng tổ chức sản xuất và kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký nhằm tạo ra lợi nhuận, gia tăng lợi ích cho cổ đông.

Công ty xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với các nguồn lực sẵn có để đáp ứng nhu cầu thị trường.

Công ty có nghĩa vụ thực hiện đúng các chế độ và các qui định về quản lý vốn, tài sản. Bên cạnh đó, công ty phải tổ chức công tác kế toán và thực hiện đúng các chế độ do nhà nước qui định.

Ngoài ra, công ty còn có nghĩa vụ nộp thuế, các khoản phải nộp ngân sách Nhà nước theo qui định của pháp luật và thực hiện các qui định của Nhà nước về bảo vệ tài nguyên, môi trường, quốc phòng và an ninh quốc gia.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm thủy sản:

- Thị trường nội địa: sản phẩm của công ty được tiêu thụ mạnh trong mạng lưới các đại lý trên toàn quốc, đặc biệt là các hệ thống siêu thị Metro, Coop- mart, Big C.

- Thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu của công ty bao gồm Hoa Kỳ, Australia, Tây Âu, Trung Đông, Đông Âu và Nga, Châu Á, Trung và Nam Mỹ. Trong đó, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu chính, chiếm 42,75% sản lượng xuất khẩu của công ty.

2.1.2 Đặc điểm quá trình sản xuất kinh doanh

Sản phẩm chính của công ty là cá tra, cá basa fillet đông lạnh, chiếm từ 67% - 81% doanh thu của công ty, các sản phẩm giá trị gia tăng được chế biến từ nguyên liệu cá tra và cá basa. Ngoài ra, công ty còn chế biến các sản phẩm từ phụ phẩm, sản xuất thuốc thú y, thủy sản và cung cấp dịch vụ cho thuê kho trữ hàng, vận tải lạnh.

Về hoạt động đầu tư của công ty: dựa trên danh mục đầu tư được Hội đồng quản trị thông qua tùy vào tình hình thực tế mà triển khai đầu tư theo định hướng ưu tiên cho mở rộng sản xuất.

Để đáp ứng nhu cầu cho sản xuất chính ngoài việc thu mua cá tra, cá basa nguyên liệu từ người nuôi, công ty còn tổ chức vùng nuôi cá tra nguyên liệu với diện tích lên đến 120 ha mặt nước đặt trên địa bàn tỉnh An Giang, Đồng Tháp và Thành phố Cần Thơ. Ngoài ra, công ty sẽ được hỗ trợ nguyên liệu từ công ty mẹ nếu cần.

Agifish là một trong những công ty đầu tiên trong ngành thủy sản áp dụng mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triển sinh sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận dụng tất cả các phụ phẩm của cá tra và cá basa.

Khi nhận được đơn đặt hàng từ nhà nhập khẩu, phòng Kế hoạch và điều độ sản xuất sẽ lên kế hoạch từ khâu lựa chọn nguyên liệu đến khâu sản xuất để đáp ứng đúng qui cách sản phẩm của đơn đặt hàng. Về chất lượng sản phẩm sẽ do phòng Quản lý chất lượng kiểm tra trước khi xuất hàng. Agifish có vị thế đặc biệt trong ngành thủy sản, luôn đảm bảo uy tín và ổn định chất lượng sản phẩm, công ty được Cục quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản giảm tần suất kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm của các lô hàng xuất khẩu.

Agifish là doanh nghiệp hoạt động lâu năm trong lĩnh vực chế biến thủy sản, qui trình sản xuất đã dần ổn định, đây là điều kiện để đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Bên cạnh đó, công ty cũng đầu tư trang thiết bị hiện đại để cải thiện năng suất, tham gia hợp tác nghiên cứu và ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất giống nhân tạo cá tra, cá basa thành công, tạo ra bước ngoặt phát triển nghề nuôi và chế biến cá tra, cá basa ở đồng bằng sông Cửu Long.

2.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Bộ máy tổ chức của công ty được thiết lập theo mô hình trực tuyến - chức năng. Cơ cấu tổ chức, hoạt động của công ty bao gồm: bộ máy quản lý, các phòng ban và đơn vị kinh doanh, các xí nghiệp sản xuất. Trong đó:

Bộ máy quản lý gồm có:

- Đại hội đồng cổ đông. - Hội đồng quản trị - Ban kiểm soát - Ban giám đốc.

Các phòng ban và đơn vị kinh doanh gồm có:

- Phòng kế toán tài vụ

- Phòng kế hoạch và điều độ sản xuất - Phòng tổ chức hành chính (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Phòng quản lý chất lượng - Phòng kỹ thuật

- Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh

Các Xí nghiệp sản xuất và cung cấp dịch vụ gồm có:

- Xí nghiệp đông lạnh 7 - Xí nghiệp đông lạnh 8 - Xí nghiệp đông lạnh 9

- Xí nghiệp chế biến thực phẩm (Xí nghiệp 360) - Xí nghiệp dịch vụ thủy sản

Tình hình nhân sự:

Số lượng cán bộ, nhân viên tính đến thời điểm 31/12/2012

- Tổng số lao động cuối kỳ: 2.985 người (trong đó có 1.543 nữ) - Lao động có trình độ chuyên môn:

+ Đại học: 161 người + Cao đẳng: 24 người + Trung cấp: 131 người

Sơ đồ 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý của Công ty Agifish XÍ NGHIỆP AGF360 PHÒNG KẾ HOẠCH VÀ ĐĐSX XÍ NGHIỆP KHO VẬN MỸ THỚI XÍ NGHIỆP DVTS ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG BAN KIỂM SOÁT

(03 người) HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (05 người) CHỦ TỊCH HĐQT TỔNG GIÁM ĐỐC PHÓ CHỦ TỊCH HĐQT PHÓ TỔNG GĐ Phụ trách sản xuất PHÓ TỔNG GĐ Phụ trách kinh doanh PHÓ TỔNG GĐ Phụ trách tài chính PHÒNG KTTV XÍ NGHIỆP AGF7 PHÒNG TC -HC THƯ KÝ HĐQT PHÒNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG CHI NHÁNH TP-HCM XÍ NGHIỆP AGF8 PHÒNG KỸ THUẬT XÍ NGHIỆP AGF9

Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận:

Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan có quyền quyết định cao nhất của công ty, có nhiệm vụ thông qua các báo cáo của Hội đồng quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, quyết định phương án, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và đầu tư, tiến hành thảo luận, bổ sung, sửa chữa điều lệ công ty, thông qua các chiến lược phát triển, bầu ra Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và đưa ra quyết định bộ máy tổ chức của công ty.

Hội đồng quản trị: đứng đầu là Chủ tịch Hội đồng quản trị, Hội đồng quản trị nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty.

Ban kiểm soát: gồm 3 thành viên, trách nhiệm chính của Ban Kiểm soát là kiểm tra tính hợp lý, tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành và báo cáo tài chính của công ty.

Phó Tổng Giám đốc: trợ giúp cho Tổng Giám đốc trong công tác quản lý, phụ trách công tác chuyên môn do Giám đốc giao phó.

Phòng Tổ chức – Hành chánh: quản lý điều hành công tác tổ chức hành chánh của công ty, giúp Giám đốc trong việc tuyển chọn nhân viên, bố trí nhân sự, đề bạc, khen thưởng, thực hiện công tác bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ. Ngoài ra, trưởng phòng nhân sự còn theo dõi và giải quyết các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên của công ty.

Phòng kế toán tài vụ: có nhiệm vụ tổ chức bộ máy kế toán, quản lý tài chính

Một phần của tài liệu Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản an giang (Trang 40)