Mặc dù giai đoạn 2011 - 2012 tình hình kinh tế có nhiều biến động, lãi suất tăng cao, tỷ giá thay đổi bất thường nhưng hoạt động kinh doanh của Agifish vẫn ổn định và đạt được những kết quả khả quan. Năm 2012, đánh dấu 3 năm công ty Agifish đổi mới toàn diện, cấu trúc lại doanh nghiệp, từ tổ chức bộ máy quản lý đến điều hành sản xuất, kinh doanh. Đầu năm 2012 Công ty cổ phần Hùng Vương chính thức nắm quyền kiểm soát Agifish với tỷ lệ cổ phiếu nắm giữ là 51,08%, điều này đã mang lại diện mạo mới cho Agifish, công ty đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực như: qui trình sản xuất được cải tiến, năng suất lao động tăng lên, chất lượng sản phẩm được nâng cao, tạo được uy tín với các tổ chức tín dụng, nhà cung cấp và khách hàng.
Ban điều hành công ty vừa duy trì sản xuất ổn định, vừa tổ chức nâng cấp sửa chữa các xí nghiệp đông lạnh với chi phí đầu tư thấp nhất, sắp xếp lại nhà xưởng ngày một khang trang hơn. Hàng loạt các chính sách quản lý về chất lượng và cải tiến quy trình sản xuất nhằm giảm định mức tiêu hao nguyên liệu, vật tư, bao bì tiến tới hạ giá thành sản phẩm được áp dụng, kết hợp làm tốt công tác thị trường nên đã đảm bảo doanh thu, kim ngạch xuất khẩu, tạo việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định cho cán bộ quản lý và công nhân lao động.
Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2011 – 2012 được tổng hợp từ báo cáo thường niên của công ty thể hiện qua bảng sau:
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Agifish
Chỉ tiêu Năm 2011 (VND) Năm 2012 (VND) Chênh lệch Mức chênh lệch (VND) Tỷ lệ (%) 1. Doanh thu BH và cung cấp DV 2.632.671.017.202 2.822.671.170.307 190.000.153.105 7,2% 2. Các khoản giảm trừ doanh thu (13.437.742.122) (31.216.681.357) (17.778.939.235) 132,3%
3. Doanh thu thuần 2.619.233.275.080 2.791.454.488.950 172.221.213.870 6,6%
4. Giá vốn bán hàng (2.255.045.395.050) (2.442.837.616.671) (187.792.222.621) 8,3%
5. Lợi nhuận gộp 364.187.880.030 348.616.827.279 (15.571.052.715) (4,3%)
6. Doanh thu hoạt
động tài chính 53.669.141.239 17.688.114.672 (35.981.026.567) (67%) 7. Chi phí tài chính (106.772.318.804) (60.714.538.131) 46.057.780.673 (41,1%) Trong đó: lãi vay (75.206.671.278) (60.297.954.240) 14.908.717.038 (19,8%) 8. Chi phí bán hàng (201.221.387.122) (220.855.405.341) (19.634.018.219) 9,7% 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (62.418.761.125) (35.911.845.317) 26.506.915.808 (4,2%) 10. Lợi nhuận thuần từ HĐKD 47.444.554.218 48.823.198.162 1.378.643.944 2,9% 11. Thu nhập khác 48.528.467.526 2.734.021.669 (45.794.445.857) (94,3%) 12. Chi phí khác (33.287.938.489) (9.490.302.272) 23.797.636.217 (71,5%) 13. (Lỗ)Lợi nhuận khác 15.240.529.037 (6.756.280.603) (21.996.809.640) (144,3%) 16.Tổng lợi nhuận
kế toán trước thuế 62.685.083.255 42.066.917.559 (20.618.165.696) (32,9%)
15. Chi phí thuế
TNDN hiện hành (17.147.861.314) (7.650.654.202) 9.497.207.111 (55,4%) 16. (Chi phí) thuế
TNDN hoãn lại 4.337.865.118 (455.729.178) (4.793.594.296) (110,5%)
17. Lợi nhuận sau
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2012 tăng 7,2% so với năm 2011, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh tăng 2,9%. Tuy nhiên, lợi nhuận trước thuế năm 2012 giảm 32,9% so với năm 2011, một phần là do ảnh hưởng của các hoạt động khác. Nếu so sánh với kế hoạch lợi nhuận trước thuế là 85 tỷ thì lợi nhuận của công ty năm 2012 chỉ đạt 49,49%.
Năm 2012, các chỉ tiêu kế hoạch như sản lượng, kim ngạch xuất khẩu, doanh thu đều đạt và vượt, trừ chỉ tiêu lợi nhuận là không đạt. Có thể nhận xét vài nguyên nhân chính sau:
- Những thị trường nhập khẩu cá tra, basa của Việt Nam như Châu Âu và Mỹ đang bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tài chính và có dấu hiệu suy giảm trong năm. Trong đó, thị trường EU đạt 425,8 triệu USD, giảm 19,1% so với năm 2011. Không riêng gì mặt hàng cá tra, mà một số loài cá thịt trắng và cá rô phi từ các nước khác cũng giảm nhiều. Thị trường Mỹ: Tăng trưởng tốt trong những tháng đầu năm, nhưng sang quý III bắt đầu giảm mạnh, đạt 358,8 triệu USD, tăng 8,2% so với năm 2011.
- Người nuôi và doanh nghiệp chế biến khó khăn vì thiếu vốn, lãi suất và chi phí sản xuất cao :
Từ quý II/2012, khi tín dụng bị siết chặt, hạn mức cho vay giảm mạnh, đã xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp phải bán tháo fillet cá tra, tìm cách hạ phẩm cấp chất lượng và giá bán, nhằm cố thu hồi vốn, để có nguồn trả lãi và vốn vay ngân hàng. Đa số doanh nghiệp chế biến không thể trữ sản phẩm chờ thời giá tốt hơn vì hạn chế về vốn, bị sức ép phải trả nợ và thiếu kho đông dự trữ. Tác động cung - cầu từ giá xuất khẩu giảm khiến giá mua nguyên liệu cá tra cũng giảm theo, từ trung bình 25.000 đ/kg ở quý I/2012 xuống 23.000 đ/kg ở quý II, quý III là 21.000 đ/kg, quý IV/2012 là 20.500 đ/kg. Kết quả là cả người nuôi và doanh nghiệp chế biến đều bị lỗ phải giảm sản lượng hoặc ngừng thả nuôi.
Năm 2012 là thời điểm khó khăn nhất của ngành thủy sản nhưng hoạt động của công ty không bị ảnh hưởng nhiều nhờ công ty trình sản xuất khép kín, đảm bảo
chất lượng nghiêm ngặt và được khách hàng tin tưởng. Trong giai đoạn kinh tế có nhiều biến động, hầu hết các doanh nghiệp phải đối mặt với tình trạng khó khăn nhưng công ty vẫn duy trì sự tăng trưởng của doanh thu, có thể nói tình hình hoạt động kinh doanh của công ty vẫn giữ ổn định.