Một số điểm nhómTin Lành chưa có tư cách pháp nhân

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 97)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

3.3.2. Một số điểm nhómTin Lành chưa có tư cách pháp nhân

Hiện nay, tại Vĩnh Phúc có 06 điểm nhóm Tin Lành chưa đủ điều kiện đăng ký hoạt động và đã tự nhóm họp sinh hoạt tại tư gia:

Điểm nhómTin Lành Liên đoàn truyền giáo Phúc Âm, tạixã Thanh Trù

, thành phố Vĩnh Yên: Nhóm này do Nguyễn Hồng Ánh, sinh năm 1975, trú tại xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên đứng đầu. Năm 2000, Nguyễn Hồng Ánh theo hệ phái Liên đoàntruyền giáo Phúc Âm miền Nam Việt Nam và truyền đạo cho 20 người dân lao động trong xã, đến năm 2004 truyền đạo tiếp cho 30 em học sinh cấp I và II. Năm 2007, Nguyễn Hồng Ánh dựng rạp tại nhà tổ chức ăn uống cho hàng trăm người và mời mục sư hệ phái Liên đoàn truyền giáo Phúc Âm về giảng đạo. Chính quyền xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên và Ban Tôn giáo tỉnh đã gặp gỡ, vận động những người bị Nguyễn Hồng Ánh lôi kéo theo đạo từ bỏ nhóm Tin Lành hoạt động trái phép này, đến nay số người của nhóm này chỉ còn 12 người, chủ yếu là anh em gia đình

94

Nguyễn Hồng Ánh, bao gồm: gia đình Nguyễn Hồng Ánh 4 người, gia đình Bảy (em Ánh) 6 người và 02 người cùng xã. Nhóm này thường xuyên sinh hoạt tôn giáo vào ngày Chủ nhật hàng tuần tại gia đình Nguyễn Hồng Ánh, những ngày lễ trọng cùng nhau thuê xe về Hà Nội dự lễ.

Điểm nhómTin Lành Phúc Âm Ngũ tuần Việt Nam tại phường Đống Đa,thành phố Vĩnh Yên: Đứng đầu nhóm là Cao Thị Thu Huyền, sinh ngày 28/10/1981, trú tại tổ dân phố 11, phường Đống Đa và bán hàng quà tặng sinh nhật tại đường Ngô Quyền, Thành phố Vĩnh Yên. Năm 2000, Cao Thị Thu Huyền về Hà Nội được Mục sư Dương Thành Lâm truyền đạo. Sau khi trở về địa phương, Cao Thị Thu Huyền đã vận động một số người theo đạo và được Mục sư Dương Thành Lâm đặt tên cho nhóm là Chi hội Rutơ thuộc Hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc. Lúc đầu Cao Thị Thu Huyền đã truyền đạo cho 4 người, gồm: Nguyễn Thị Cúc ở tổ dân phố 7, Tạ Thị Mão, Nguyễn Thị Chi ở tổ dân phố 8, phường Liên Bảo và Đỗ Thị Bích Lục ở tổ dân phố số 12, phường Ngô Quyền, thành phố Vĩnh Yên. Hiện tại số tín đồ của nhóm có khoảng từ 7 đến 10 người, sinh hoạt thường xuyên tại nhà Đỗ Thị Bích Lục. Các thành viên của nhóm chủ yếu là người của hai gia đình: Cao Thị Thu Huyền (2 người) và Đỗ Thị Bích Lục (5 người) do Cao Thị Thu Huyền làm trưởng ban, Nguyễn Thị Hải Lân làm thủ quỹ và Nguyễn Thị Minh Hà làm kế toán.

Điểm nhómTin Lành Bắp tít Thiên ái tại xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc do Đỗ Văn Tính, sinh năm 1964 trú tại thôn Tây Thượng, xã Liên Hòa, huyện Lập Thạch đứng đầu. Sau khi chấp hành án phạt 7 năm về tội cướp giật tài sản, năm 1999 Đỗ Văn Tính vào miền Nam làm thợ xây và đã tiếp thu giáo lý đạo Tin Lành ở nhà thờ huyện Hóc Môn, sau đó về địa phương phát tán tài liệu và truyền đạo cho người dân địa phương, nhưng rất ít người theo. Hiện nhóm này có khoảng 10 người sinh hoạt, trong đó có 5

95

thành viên là người của gia đình Đỗ Văn Tính, 2 con của gia đình em trai Đỗ Văn Tính và 2 con của gia đình Nguyễn Thị Thu cùng một phụ nữ tàn tật cùng xóm. Nhóm này sinh hoạt tôn giáo vào các buổi tối thứ Ba, thứ Bảy và sáng Chủ nhật hàng tuần. Sau khi được hệ phái Bắp tít Thiên ái phong cho làm mục sư, Đỗ Văn Tính thường xuyên đi miền Nam học giáo lý và về truyền giáo cho một số nhóm Tin Lành người dân tộc ở các tỉnh miền núi phía Bắc. Khi Đỗ Văn Tính đi vắng thì vợ ông là người giảng đạo thay.

Điểm nhóm Tin Lành Liên đoàn truyền giáo Phúc Âm tạilàng Gẳm, xã TửDu, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc: Đây thực chất là một nhánh của điểm nhóm Liên đoàn truyền giáo Phúc âm tại xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên. Nhóm chỉ có hai mẹ con bà Nguyễn Thị Liên trú tại xã Tử Du, hoạt động chủ yếu tại gia; khi thì kết hợp sinh hoạt với nhóm tại xã Thanh Trù, thành phố Vĩnh Yên, khi thì về trụ sở Hội thánh Tin Lành Việt Nam miền Bắc tại nhà thờ số 2, ngõ Trạm, Hà Nội nghe giảng đạo.

Điểm nhóm Tin Lành "Lời sự sống" tại xóm Thạch Ngõa, xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc do Bùi Văn Nghĩa, sinh năm 1982 đứng đầu. Năm 2003, Bùi Văn Nghĩa đi xuất khẩu lao động tại Malaysia đã tiếp thu giáo lý Tin Lành tại nước này. Năm 2005, trở về nước Bùi Văn Nghĩa lập nhóm Tin Lành với tên gọi Hội thánh đức tin đội 7 nay đổi tên thành "Lời sựsống" sinh hoạt tôn giáo tại nhà bố mẹ đẻ ở xóm Thạch Ngõa, xã Thượng Trưng. Hiện nhóm "Lời sự sống" của Bùi Văn Nghĩa gồm 04 hộ gia đình: gia đình vợ chồng Bùi Văn Nghĩa (2 người), gia đình bố mẹ đẻ của Bùi Văn Nghĩa (2 người), gia đình chị Loan (3 người), gia đình anh Dương ở Phú Thịnh (5 người), thỉnh thoảng có một số người trong và ngoài xã tham gia tìm hiểu. Họ sinh hoạt đạo vào sáng Chủ nhật hàng tuần do Bùi Văn Nghĩa làm chủ lễ.

96

Điểm nhóm Tin Lành Phúc âm toàn vẹn tại xã Hợp Thịnh, huyện TamDương, tỉnh Vĩnh Phúc. Đây là nhóm mới hình thành, đứng đầu nhóm là Nguyễn Thị Hạnh, sinh năm 1988, người thôn Quang Trung, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương. Trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2009 Nguyễn Thị Hạnh đi xuất khẩu lao động tại Malaysia và tiếp thu giáo lý đạo Tin Lành từ những người Việt Nam đi trước. Thời gian ở nước ngoài Nguyễn Thị Hạnh cùng với Phạm Tiến Văn, sinh năm 1985, người huyện Thanh Ba, Phú Thọ đã theo đạo Tin Lành. Năm 2010 về nước hai người đã kết hôn với nhau và theo hệ phái "Phúcâm toàn vẹn". Nguyễn Thị Hạnh vận động được mẹ đẻ và một số em nhỏ là thân nhân gia đình cùng theo đạo. Vợ chồng Hạnh - Văn thường xuyên về Hà Nội nhóm họp cùng đồng đạo và đến truyền đạo cho những gia đình có người đang lao động ở Malaysia nhưng chưa về nước. Hiện tại nhóm của Nguyễn Thị Hạnh có 04 người: hai vợ chồng Hạnh - Văn, mẹ đẻ và em trai của Nguyễn Thị Hạnh, sinh hoạt đạo vào Chủ nhật hàng tuần tại nhà thuê của dì ruột tại thôn Lạc Thịnh, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương. Nhìn chung các điểm nhóm đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc sinh hoạt tại gia chưa có dấu hiệu phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình an ninh trật tự địa phương. Tuy nhiên, cần quan tâm tới một số đối tượng người Việt Nam xuất khẩu lao động tại Malaysia do khó khăn về đời sống, thủ tục pháp lý phải nhờ sự giúp đỡ của một số tổ chức, cá nhân ở Malaysia kèm theo điều kiện phải tham gia sinh hoạt đạo Tin Lành như: Bùi Văn Nghĩa ở xã Thượng Trưng, huyện Vĩnh Tường; Bùi Đăng Dương xã Phú Thịnh, huyện Vĩnh Tường; Nguyễn Thị Hạnh xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương.

Việc phát triển tín đồ của các nhóm Tin Lành nói trên còn gặp nhiều khó khăn do người đứng đầu các nhóm chưa thật sự tiêu biểu về trí tuệ, không am hiểu sâu về giáo lý tôn giáo mà mình theo. Mặt khác, các điểm nhóm này truyền giáo và hoạt động tôn giáo mang tính tự phát và có một phần vì lợi ích

97

kinh tế, dựa vào tiền của các tổ chức Tin Lành ở bên ngoài chuyển cho. Tính tới thời điểm hiện tại số lượng người theo ở mỗi điểm nhóm có khoảng từ 7 đến 10 người, một số người đã có biểu hiện nhạt đạo.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)