Một số khuyến nghị về công tác tôn giáo, tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc hiện nay

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 137)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

4.2.3. Một số khuyến nghị về công tác tôn giáo, tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc hiện nay

Phúc hiện nay

Từ thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra đối với tôn giáo, tín ngưỡng và công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng, bước đầu

134

chúng tôi xin nêu ra một số khuyến nghị dưới đây với các cấp chính quyền địa phương ở Vĩnh Phúc nhằm góp phần giải quyết những vấn đề còn tồn tại trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo ở tỉnh này.

Đối với vấn đề đất đai liên quan liên đến tôn giáo, tín ngưỡng và việc trùng tu, xây mới các cơ sở thờ tự

Đất đai liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo và việc trùng tu, xây mới các cơ sở thờ tự là một trong số những vấn đề nóng của công tác tôn giáo hiện nay ở Vĩnh Phúc nói riêng và trong cả nước nói chung. Vì vậy, UBND tỉnh Vĩnh Phúccần có những giải pháp tháo gỡ khó khăn nhằm kịp thời giải quyết và giải quyết dứt điểm các đơn thư liên quan đất đai tôn giáo, sửa chữa và xây dựng cơ sở thờ tự của các tôn giáo. Giao cho các cơ quan chức năng như: Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch, Sở Nội vụ, Sở Công an tăng cường phối hợp với UBND các huyện, thành, thị có liên quan giải quyết kịp thời các vấn đề tôn giáo phát sinh trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền; xem xét, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật của một số chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo nhằm ổn định tình hình an ninh chính trị, trật tự và an toàn xã hội. Tránh, không để xảy ra điểm nóng về tôn giáo, tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận.

Đối với UBND các huyện, thành phố, thị xã trực thuộc tỉnh Vĩnh Phúc, cần tăng cường kiểm tra, rà soát việc xây dựng, tu bổ, sửa chữa các công trình phụ trợ, công trình tôn giáo, tín ngưỡng; các sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng trái pháp luật trên địa bàn. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân nghiêm túc thực hiện đúng pháp luật Nhà nước và quy định của các tổ chức tôn giáo.

Đối với Ban Tôn giáo tỉnh Vĩnh Phúc, cần chủ động tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp giải quyết nhanh chóng và thỏa đáng các nguyện vọng, nhu cầu sinh hoạt, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng chính đáng,

135

hợp pháp của người dân và nhà tu hành. Báo cáo đề xuất giải quyết các vấn đề phát sinh ở cơ sở có liên quan đến tôn giáo, tín ngưỡng, đặc biệt việc tranh chấp, khiếu kiện về đất đai có liên quan đến tôn giáo, tránh bùng phát, lan rộng tạo thành điểm nóng. Thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong tỉnh nói chung và đồng bào có đạo cùng chức sắc các tôn giáo nói riêng. Trước mắt, cần triển khai ngay việc quán triệt Nghị định 92/2012/NĐ-CP Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo. Đây là văn bản mới nhất về công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 1 năm 2013. Nâng cao năng lực công tác tôn giáo cho các công chức ở các huyện, thành phố, thị xã, tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, kịp thời nắm bắt vụ việc tôn giáo, tín ngưỡng phát sinh, có hướng giải quyết hoặc tham mưu đề xuất với cấp có thẩm quyền giải quyết dứt điểm. Đồng thời, xác định rõ trách nhiệm của các địa phương khi để xảy ra các vụ việc liên quan đến các điểm nóng về tôn giáo, tín ngưỡng mà không phát hiện, báo cáo xử lý kịp thời.

Đối với vấn đề “đền, chùa tư nhân”

Gần đây trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là địa bàn xung quanh cụm di tích tín ngưỡng, tôn giáo Tây Thiên, xuất hiện cái gọi là “đền, chùa tư nhân”, trong đó đền Thánh Mẫu Thượng Ngàn và Chùa Vàng là một ví dụ điển hình. Những người trông coi các đền, chùa này đứng ra nhận tiền của các mạnh thường quân và khách thập phương để trùng tu hoặc xây mới (có phép hoặc không có phép) các cơ sở thờ tự này; sau đó, mặc nhiên coi đó là của tư nhân, là “đền, chùa tư nhân”. Đây là điều phức tạp đặt ra cho công tác quản lý hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương. Trong Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo và các nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh đều không có điều khoản

136

nào nói tới cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tư nhân, nhưng trên thực tế thì chúng vẫn đang tồn tại bất chấp việc các cấp chính quyền có chấp nhận chúng hay không. Từ thực tế đó chúng tôi xin khuyến nghị:

Một là, cần có một cuộc tổng điều tra thực trạng các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo tư nhân hiện nay; từ đó, tìm ra những giải pháp thích hợp để quản lý các cơ sở này theo các quy định của pháp luật hiện hành.

Hai là, để tránh việc “tư nhân hóa” các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, khi trùng tu, xây dựng dù lớn hay nhỏ cũng cần thành lập ban quản lý gồm một số thành viên do cộng đồng hay tổ chức bầu ra, tránh việc để cho một cá nhân quản lý, dù người đó là trụ trì. Làm được điều này sẽ tránh được tình trạng biến công thành tư.

Ba là, cơ quan quản lý nhà nước các cấp phải giám sát chặt chẽ quá trình trùng tu, xây dựng các cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, đặc biệt là các cơ sở xây mới. Đồng thời, phải quản lý hoạt động của các cơ sở này theo quy định của pháp luật.

Bốn là, trong quá trình bổ sung sửa đổi những quy định của Pháp lệnh Tín ngưỡng, tôn giáo, các cấp chính quyền địa phương cần có những nghiên cứu cụ thể về cái gọi là “cơ sở thờ tự tín ngưỡng, tôn giáo tư nhân” trên địa bàn để từ đó đưa ra những khuyến nghị đối với các cơ quan có thẩm quyền nhằm có được những quy định phù hợp với tình hình thực tế và sự chuyển biến của đời sống xã hội trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.

Đối với vấn đề sinh hoạt tôn giáo của các điểm nhóm Tin Lành

Từ tình hình thực tế về sinh hoạt của các điểm nhóm Tin Lành ở Vĩnh Phúc hiện nay, theo chúng tôi, tạm thời chưa nên đặt ra vấn đề cho đăng ký 6 điểm nhóm Tin Lành tự thành lập vì: số lượng người theo rất ít,

137

cả người đứng đầu và người theo đều ít am hiểu về đạo, sinh hoạt tôn giáo mang tính bột phát không có đức tin sâu sắc, hiện đang có biểu hiện “khô đạo, nhạt đạo” ở một số tín đồ, thêm vào đó, nhiều người tham gia đạo vì lý do kinh tế nhiều hơn lý do đức tin tôn giáo.

Tuy nhiên, đối với các nhóm phái Tin Lành dù đã được công nhận hay tạm thời chưa công nhận cũng không thể buông lỏng quản lý, lơ là mất cảnh giác. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể địa phương nơi có đạo Tin Lành đang hoạt động hợp pháp cần tiếp tục tuyên truyền, vận động quần chúng tín đồ tuân thủ pháp luật trong hoạt động tôn giáo, tham gia tích cực các hoạt động xã hội ở địa phương, góp phần cùng người dân địa phương xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư. Đối với các điểm nhóm Tin Lành tự thành lập chưa được công nhận tư cách pháp nhân, một mặt, cần tạo điều kiện để họ có thể sinh hoạt tôn giáo bình thường theo tinh thần của Chỉ thị 01/2005-TTg của Thủ tướng Chính phủ, cố gắng tránh gây tình hình căng thẳng dẫn đến tình trạng đối đầu giữa chính quyền và các điểm nhóm này. Mặt khác, cần xử lỷ kiên quyết, nhất quán và dứt điểm theo các quy định của pháp luật đối với những phần tử cố tình lợi dụng tôn giáo vào mục đích vụ lợi, vi phạm những quy định về các hoạt động tôn giáo, gây mất trật tự, trị an ở địa phương, đồng thời tiếp tục tuyên truyền, vận động, giác ngộ những người khô đạo, nhạt đạo trở về với tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của dân tộc.

Đối với vấn đề phát triển du lịch tâm linh

Tín ngưỡng, tôn giáo với vấn đề phát triển du lịch tâm linh ở Vĩnh Phúc hiện nay là một vấn đề mới. Từ thực tiễn phát triển ngành du lịch này ở Vĩnh Phúc trong những năm gần đây, chúng tôi xin trao đổi một số ý kiến sau đây:

Thứ nhất: Du lịch tâm linh là hình thức du lịch nhằm góp phần giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế với kế thừa và phát triển văn hóa truyền

138

thống của dân tộc. Thực tế cho thấy du lịch nói chung, du lịch tâm linh nói riêng ở Vĩnh Phúc đã thu hút được một lượng đáng kể khách du lịch, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân và góp phần không nhỏ vào ngân sách của địa phương. Tuy nhiên, nếu quá tập trung vào mục đích lợi nhuận mà không chú trọng tới việc bảo tồn bản sắc văn hóa thì sẽ gây tổn hại đến các giá trị truyền thống của tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương. Do đó, chúng tôi cho rằng, trong lĩnh vực du lịch tâm linh cần phải gắn hiệu quả kinh tế với việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa của tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống.

Thứ hai: Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay dường như còn khá khiêm tốn. Cần thiết phải có những công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề này để có cơ sở xác định hình thức và nội dung các tour du lịch phù hợp, cung cấp cho hướng dẫn viên và các nhà quản lý du lịch những kiến thức cần thiết về tín ngưỡng, tôn giáo phục vụ du khách, tránh những sai sót đáng tiếc có thể xảy ra.

Thứ ba: Tỉnh Vĩnh Phúc cần tiếp tục phổ biến, tuyên truyền, giới thiệu các giá trị văn hóa đặc sắc của địa phương bằng cách khôi phục và tổ chức các lễ hội mang tính cộng đồng, vừa có ý nghĩa tâm linh vừa có ý nghĩa giáo dục đối với đời sống văn hóa; thường xuyên tổ chức các lễ hội giáo lưu văn hóa với các địa phương, các vùng miền khác để giới thiệu và quảng bá các giá trị văn hóa bản địa của mình.

Thứ tư: Du lịch tâm linh cũng là một hình thức để tuyên truyền chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng và pháp luật của Nhà nước, nhằm ngăn chặn và từng bước đẩy lùi những hiện tượng lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo vào những mục đích vụ lợi hoặc hoạt động mê tín dị đoan, gây tổn hại đến của cải, sức khỏe thể chất và tinh thần của những người tham gia.

139

Tiểu kết chƣơng 4

Từ nghiên cứu thực trạng tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc chúng tôi tạm rút ra 7 đặc điểm sau đây:

Một là, Vĩnh Phúc là một trong số các địa phương có tín ngưỡng thờ thần nhiều nhất, hay còn được gọi là tín ngưỡng thờ bách thần;

Hai là, tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên là một tín ngưỡng của đa tộc người, mà chủ yếu là của người Kinh và người Sán Dìu, góp phần làm nên sự đa dạng văn hoá trên đất Vĩnh Phúc;

Ba là, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh phúc gắn liền với tín ngưỡng thờ Phật và thờ thần, nói tới Vĩnh Phúc là nói tới vùng đất “đến với cõi Phật, về với cõi Tiên”;

Bốn là, Phật giáo ở Vĩnh Phúc sẵn sàng đón nhận và chung sống hòa hợp với các hệ phái mới như dòng Thiền Trúc Lâm Đà Lạt, dòng truyền thừa Drukpa, Ấn Độ;

Năm là, trong sinh hoạt tôn giáo của Công giáo và đạo Tin Lành ở Vĩnh Phúc có sự tham gia của người nước ngoài;

Sáu là, các hiện tượng tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc thường gắn liền với tín ngưỡng thờ Phật và tín ngưỡng thờ Mẫu;

Bẩy là, cơ sở thờ tự cùng các hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc gắn liền với sự phát triển du lịch tâm linh, góp phần vào việc phát triển kinh tế - xã hội, phát huy và bảo vệ truyền thống văn hóa - tôn giáo, tín ngưỡng của địa phương.

Tuy nhiên, hiện nay trong đời sống tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc đang đặt ra một số vấn đề sau đây:

Thứ nhất, thái độ và hiểu biết của tín đồ và người dân khi tham gia các hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng vẫn còn nhiều hạn chế, dẫn đến những hành vi phản cảm ở chốn linh thiêng;

140

Thứ hai, hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của một số chức sắc và nhà tu hành còn vi phạm pháp luật cũng như giới luật, nhất là trong lĩnh vực đất đai, trùng tu, xây dựng các cơ sở thờ tự và trong giao tiếp với tín đồ và chính quyền địa phương. Trong công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng ở địa phương cũng còn những bất cập, nhất là trong lĩnh vực quản lý hoạt động của các tín ngưỡng thờ thần, thờ Mẫu, các hiện tượng tôn giáo mới và các điểm nhóm Tin Lành chưa được công nhận trên địa bàn tỉnh.

Các khuyến nghị được đưa ra liên quan đến những vấn đề đang đặt ra đối với công tác quản lý nhà nước về tôn giáo, tín ngưỡng ở Vĩnh Phúc hiện nay bao gồm: Đối với vấn đề đất đai liên quan liên đến tôn giáo, tín ngưỡng và việc trùng tu, xây mới các cơ sở thờ tự; Đối với vấn đề “đền, chùa tư nhân”; Đối với vấn đề sinh hoạt tôn giáo của các điểm nhóm Tin Lành và cuối cùng là đối với vấn đề phát triển du lịch tâm linh.

141

KẾT LUẬN

1. Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, trung tâm của nước Văn Lang xưa, lại nằm ở vị trí tiếp giáp với ba vùng văn hóa tiêu biểu là văn hóa Thăng Long - Hà Nội, văn hóa miền đất Tổ Hùng Vương và văn hóa các dân tộc miền núi phía bắc, nên nó chịu ảnh hưởng và mang đậm dấu ấn của các vùng văn hóa này. Cùng với bề dày lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nơi đây đã để lại nhiều di tích lịch sử và di sản văn hoá phong phú, đặc sắc, trong đó có các di tích tín ngưỡng, tôn giáo, tạo nên một nét độc đáo riêng của vùng đất này. Ngày nay, nằm trong vùng trọng điểm kinh tế ở đồng bằng Bắc Bộ, kinh tế và văn hóa - xã hội đang trên đà phát triển, giao lưu ngày càng mở rộng, Vĩnh Phúc đang trở thành một vùng đất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư và khách du lịch trong nước và quốc tế.

2. Là một vùng đất có nhiều tín ngưỡng, trong đó tiêu biểu là tín ngưỡng thờ bách thần, tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên, Vĩnh Phúc là điểm đến của nhiều con nhang, đệ tử và du khách thập phương. Vì vậy, các hoạt động thờ cúng tại các đình, đền thờ bách thần và thờ Mẫu trở nên sôi động hơn, thường xuyên hơn. Các di tích thờ Mẫu, thờ thần cũng được tu sửa, cơi nới, xây mới và trang hoàng lộng lẫy hơn. Tục thờ Mẫu cũng có nhiều nét biến đổi theo xu hướng và nhu cầu tín ngưỡng của con người thời hiện đại. Hát văn, hầu đồng, những sinh hoạt của tục thờ Mẫu, đã có thời bị cấm đoán vì cho là mê tín dị đoan nên bị mai một, nay có dịp hồi sinh tại nhiều cơ sở thờ Mẫu trên địa bàn Vĩnh Phúc. Đời sống tín ngưỡng ở địa phương sôi động trở lại, một mặt, đáp ứng nhu cầu tâm linh của một bộ phận không nhỏ người dân; mặt khác, lại phát sinh những “dịch vụ ăn theo”, buôn thần, bán thánh cùng những hiện tượng tiêu cực khác. Để khắc phục những hiện tượng mê tín dị đoan trong thực hành tín ngưỡng, người dân cần phải được trang bị những hiểu biết nhất định về tín ngưỡng của mình.

142

3. Phật giáo là tôn giáo có lịch sử lâu đời ở Vĩnh Phúc, có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng trong lịch sử dân tộc nói chung và lịch sử vùng đất này nói

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 137)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)