- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
3.1.5. Dòng truyền thừa Drukpa ở VĩnhPhúc
Điểm nổi bật nhất ở Vĩnh Phúc là sự hiện diện của dòng truyền thừa Drukpa từ Ấn Độ. Theo lịch sử dòng truyền thừa Drukpa, dòng khởi nguồn
74
từ Tây Tạng vào thế kỷ XII gắn với tên tuổi của Đức Phật Vajradhara (Kim Cương Trì). Theo các nhà nghiên cứu, dòng truyền thừa Drukpa là dòng truyền thừa chính trong “Phật giáo Đại thừa - Kim Cương thừa” có lịch sử phát triển đã 800 năm, có tầm ảnh hưởng rộng khắp từ Tây Tạng, Nepal, ấn Độ, Trung Quốc và khu vực Hymalaya, là quốc giáo của vương quốc Bhutan, Ladakh. Đến nay dòng truyền thừa này đã phát triển rộng khắp sang các nước phương Tây và phương Đông như Pháp, Mỹ, Đức, Malaixia, Hồng Kông, v.v... Dòng truyền thừa Drukpa được truyền vào nước ta từ năm 1992 [35, tr.4].
Theo một số nhà nghiên cứu: “Mật tông có lẽ cũng đã được đưa vào Việt Nam từ rất lâu. Tương truyền pháp sư Tinidaruci (Tì Ni Đa Lưu Chi) từ Ấn Độ sang Việt Nam năm 580. Sư trụ trì chùa Pháp Vân, Hà Đông truyền dạy cả Thiền lẫn Mật. Về mặt công khai tại Việt Nam cho đến nay vẫn không xác định được có hay không hệ truyền thừa chính thức của Mật tông từ quá khứ. Có người cho là thầy Thích Viên Thành (mất 2002) là tổ thứ 11 của Mật tông Việt Nam? Nhưng không rõ phả hệ [35, tr.8]. Như vậy, có thể nói rằng, thời điểm du nhập của Phật giáo Mật tông (Kim Cương Thừa) vào Việt Nam trong lịch sử chưa được minh chứng rõ ràng.
Nhưng trong thời hiện đại, có thể khẳng định rằng, cố Hòa thượng Thích Viên Thành, Viện chủ chùa Hương và chùa Thầy là người đầu tiên đã đưa dòng truyền thừa Drukpa du nhập vào Việt Nam. Theo tiểu sử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành được đăng trên website Drukpa Vietnam, năm 1992, nhân duyên cát tường hội đủ, theo lời mời riêng của ông John (Đại sứ Anh tại Bhutan lúc bấy giờ), Ngài đã viếng thăm Vương quốc Bhutan để hạnh ngộ bậc Kim Cương Thượng sư truyền thừa Drukpa là Đức Giáo chủ Je Khenpo và thọ nhận các Giáo pháp Quán đỉnh cốt tủy của truyền thừa Drukpa từ bậc Thầy của mình để hướng dẫn các đệ tử và Phật tử thực hành giáo pháp
75
tinh túy và chân chính của Kim Cương thừa. Thượng tọa Thích Minh Hiền, trụ trì chủa Hương, một đệ tử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành, tại Hội thảo khoa học: Chùa Thầy và Chư thánh Tổ sư diễn ra tại Tổ đình Chùa Thầy ngày 25/3/2012 đã nói rằng, năm 1995, Hòa thượng Thích Viên Thành đã nhận ấn chỉ của Đức Giáo chủ Je Khenpo - Bhutan và là truyền nhân đầu tiên dòng Drukpa - Bhutan tại Việt Nam. Tuy nhiên, do Hòa thượng đã viên tịch vào năm 2002, nên tâm nguyện đưa dòng truyền thừa này vào Việt Nam phải dựa vào các đệ tử của Ngài.
Thượng tọa Thích Minh Trí là một trong những học trò xuất sắc của Hòa thượng Thích Viên Thành. Năm 2006, Thượng tọa Thích Minh Trí, trụ trì chùa Quang Ân tại Vĩnh Phúc, làm trưởng đoàn Phật tử Việt Nam sang Bhutan thọ nhận Giáo pháp Quán đỉnh cốt tủy của truyền thừa Drukpa để về Việt Nam hướng dẫn các Phật tử thực hành. Tháng 4/2007, Thượng tọa Thích Minh Trí lại tiếp tục sang Bhutan thọ nhận Giáo pháp Quán đỉnh cốt tủy của dòng truyền thừa này và thỉnh các bậc thượng sư giác ngộ sang Việt Nam hoằng dương Phật pháp.
Nhận lời thỉnh cầu của Thượng tọa Thích Minh Trí và được sự đồng ý của Đức Giáo chủ Je Khenpo, Nhiếp Chính Vương Kinley RinPoChe cùng với bốn lama và một thị giả của Nhiếp Chính Vương đã sang Việt Nam vào tháng 9 năm 2006. Trong suốt thời gian ở Việt Nam, các nhà sư của dòng truyền thừa Drukpa - Bhutan đã truyền pháp tu Trường Thọ, pháp tu Quán Âm Tứ Thủ, pháp tu Văn Thù, pháp tu Tài Bảo Thiên Vương, pháp tu Dược Sư cho các Phật tử Việt Nam. Vào những năm tiếp theo (năm 2007 và năm 2008) Thượng tọa Thích Minh Trí tiếp tục thỉnh cầu Nhiếp Chính Vương Kinley RinPoChe sang Việt Nam để truyền Quán đỉnh ở chùa Quang Ân. Đặc biệt tại chùa Hà Tiên, các Phật tử Việt Nam đã được truyền Giáo pháp Tám
76
Mươi Tư Đại Thành Tựu Giả và cầu nguyện Quốc thái Dân an, phóng sinh ở vịnh Hạ Long, Quảng Ninh.
Tháng 11 năm 2008, Thượng tọa Thích Minh Trí và các đệ tử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành đã thỉnh mời Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đời thứ 12 cùng hai nhiếp chính vương và tăng đoàn truyền thừa Drukpa đến Việt Nam. Trong thời gian ở Việt Nam, các nhà sư của dòng truyền thừa Drukpa - Bhutan đã truyền Quán đỉnh cộng đồng và giảng pháp cho Phật tử Việt Nam ở hai miền Bắc - Nam. Trong những năm 2009, 2010, 2011, Thượng tọa Thích Minh Trí và các đệ tử của cố Hòa thượng Thích Viên Thành đều thỉnh cầu Đức Pháp Vương sang Việt Nam.
Dòng truyền thừa Drukpa đã chọn địa danh đầu tiên là Vĩnh Phúc để xây dựng Bảo tháp. Theo chúng tôi, việc xây dựng Bảo tháp Tây Thiên (Đại Bảo tháp Tây Thiên tại khu danh thắng Tây Thiên) ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc được triển khai, một phần nhờ vào sự tạo điều kiện thuận lợi từ phía chính quyền địa phương; mặt khác, phải kể đến vai trò của Thượng tọa Thích Minh Trí. Tòa Bảo tháp đang xây dựng cao 23m (chưa kể tầng hầm 6m). Các tầng tháp có hình dáng khác nhau biểu trưng cho 5 yếu tố hình thành nên vũ trụ và sự sống, gọi là Ngũ đại: Địa, Thủy, Hỏa, Phong, Không. Mỗi tầng sẽ được yểm những pháp khí khác nhau theo đúng kinh điển gốc quy định. Người đầu tiên ra tay yểm tháp là Đức Pháp vương Gyalwang Drukpa - người đứng đầu dòng truyền thừa Drukpa (Ấn Độ). Đích thân Ngài đã đặt vô số xá lị linh thiêng tại tâm Bảo tháp; Ngài cũng cắt cử 2 vị lama ở lại Tây Thiên trong nhiều tháng để chỉ đạo việc yểm tháp. Tầng hầm của tháp được yểm nhiều thứ khác nhau tùy theo phương. Phương Đông yểm lương thực, phương Nam yểm tiền (xu) để cầu no đủ; phương Tây yểm trang sức, vàng, bạc, đá quý để cầu tài nguyên phong phú cho đất nước; phương Bắc yểm các công cụ lao động để phát triển các ngành nghề, yểm vũ khí để chấm dứt chiến tranh và các chất gây nghiện để chấm dứt các tệ nạn trong xã hội.
77
miền, từng tỉnh thành và từng người dâ [35, tr.8].
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện số lượng người xin tu hành theo dòng truyền thừa Drukpa ở Vĩnh Phúc rất đông. Năm 2010 chỉ mới có 18 người, nhưng đến tháng 5 năm 2013 con số đó lên tới trên 100 người. Những người tu hành đến từ nhiều vùng quê khác nhau nhưng chủ yếu là từ Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ. Trong số các nhà sư có vị quê ở Tp. Hồ Chí Minh, Bến Tre, Đồng Nai, v.v…
3.1.6. Những tác động của Phật giáo đến đời sống của người dân Vĩnh Phúc hiện nay