Hoạt động tín ngưỡng trong hệ thống đền thờ bách thầ nở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 49)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

2.2.4. Hoạt động tín ngưỡng trong hệ thống đền thờ bách thầ nở Vĩnh Phúc

khắc, hội họa, thư pháp trong các công trình này rất độc đáo, phản ánh đầy đủ nhu cầu tâm linh của người Vĩnh Phúc qua bao thế hệ.

2.2.4. Hoạt động tín ngưỡng trong hệ thống đền thờ bách thần ở Vĩnh Phúc Vĩnh Phúc

Hiện nay, do đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao nên hoạt động của các đền thờ bách thần ở Vĩnh Phúc rất nhộn nhịp. Mỗi ngôi đình, đền đều có thời gian và nghi thức sinh hoạt tín ngưỡng riêng. Tuy nhiên, ngoài những nét riêng của từng ngôi đình, đền, theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay, nhìn chung ở các cơ sở tín ngưỡng này đều có hoạt động hầu đồng, hát văn, dâng sao, giải hạn.

Thường thì người dân hay đến các ngôi chùa nhờ thầy Sư dâng sao giải hạn cho cả gia đình.Tuy nhiên, do nhu cầu tín ngưỡng cũng như hiểu biết có hạn mà người dân “thêm” cho những ngôi đền, điện thờ chức năng này. Hoạt động hầu đồng, hát văn ở các đền thờ, điện thờ ở Vĩnh Phúc rất phong phú. Theo tìm hiểu của chúng tôi, năm 2012 ở 24 cụm đình Hương Canh đã diễn ra hơn 20 đợt hầu đồng. Giá hầu ít tiền nhất là 18 triệu đồng, giá hầu đắt tiền nhất là 120 triệu đồng. Khi hỏi về đối tượng hầu đồng, được các cụ từ cho biết họ là những gia đình giàu có ở địa phương và thậm chí là ở Hà Nội, Hải Phòng... Ngoài hoạt động hầu đồng, hát chầu văn, hoạt động bói toán, xem tay, xem tướng cũng diễn ra rất rầm rộ.

Không ai có thể phủ nhận yếu tố tích cực mà tín ngưỡng đem lại cho những người đang hiện hữu. Đặc biệt vào dịp đầu năm, lễ hội tín ngưỡng từ bao đời nay là dịp để cho con người giao lưu với nhau, thỏa mãn những nhu cầu cộng cảm, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu sáng tạo, đồng thời thỏa mãn tất cả những nhu cầu về đời sống tâm linh và tinh thần. Tuy nhiên, chính những con

46

người đã tạo nên phần hồn đẹp đẽ cho lễ hội tín ngưỡng lại cũng là những người tạo ra "mặt trái" của hoạt động tín ngưỡng này và nó không hề nhỏ. Chúng tôi quan sát thấy hiện tượng rải tiền tràn lan, tùy tiện trong các đền, chùa ở Vĩnh Phúc vào dịp đầu năm rất tốn kém và phản cảm. Cũng như ở nhiều nơi khác, người ta đặt tiền lẻ xin lễ ở khắp nơi: trên bàn thờ, dưới chân tượng, cạnh gốc cây, trên bờ tường, thậm chí vương vãi la liệt dưới chân người đi lễ. Dịch vụ "ăn theo" cũng không kém: Tiền công dâng lễ, khấn thuê, viết sớ, rút thẻ, bốc bát hương, đổi tiền lẻ, v.v... Ngoài ra, tình trạng khách đi lễ vô tư xả rác, tiểu tiện không đúng chỗ hoặc ngang nhiên leo trèo, viết, vẽ bậy trên di tích khá phổ biến.

Một điều dễ nhận thấy tại các đền, chùa ở Vĩnh Phúc vào những ngày rằm và mùng một là sự xuất hiện các bà “khấn thuê”. Theo tìm hiểu của chúng tôi, những người này chỉ cần thuộc một vài bài khấn thơ Nôm trong các sách khấn được bày bán tràn lan ở mọi nơi, sau đó biến tấu một chút bằng cách thay tên đổi họ, sắp xếp lại trật tự các câu từ cho phù hợp với người có nhu cầu thuê khấn là có thể hành nghề. Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay, nhiều người đi lễ là những người trẻ, ít khi tiếp xúc, thậm chí là chưa từng biết đến những bài khấn Nôm. Vì vậy, họ thường cần đến những người khấn thuê “chuyên nghiệp” để chuyển đến thần thánh tâm nguyện của mình, hơn nữa còn diễn ra hiện tượng bán bát hương ở đền Thỏng Tây Thiên. Có cầu ắt phải có cung, vì thế, sự xuất hiện của những người khấn thuê là lẽ đương nhiên. Khi được hỏi về việc này, một số người thuê khấn cho biết, việc họ muốn cầu nhưng không có khả năng làm thì cần nhờ một người “chuyên nghiệp” cầu giúp và tin rằng, nếu được cúng khấn bài bản, có đầu có cuối thì họ sẽ cảm thấy yên tâm hơn và điều đó cũng được coi là sự thành tâm của chính họ [Phụ lục 8].

47

2.3. Tín ngƣỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)