Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu TâyThiên là một tín ngưỡng của đa tộc ngườ

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 117)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

4.1.2.Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu TâyThiên là một tín ngưỡng của đa tộc ngườ

đa tộc người

Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc là tín ngưỡng của đa tộc người, điển hình nhất là của người Kinh (hay còn gọi là người Việt) và người Sán Dìu, góp phần làm nên sự đa dạng văn hoá trên mảnh đất này. Đây là một trong những đặc điểm của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc.

Ngoài người Kinh là tộc người đa số, chiếm hơn 96% dân số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, thì người Sán Dìu là tộc người có số lượng dân số đứng ở vị trí thứ hai trên địa bàn, chiếm gần 3% dân số toàn tỉnh. Theo số liệu của Ban dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến năm 2007, người Sán Dìu tại tỉnh này có 8.412 hộ với 39.539 nhân khẩu, là dân tộc thiểu số có số dân đông nhất, chiếm 91,82% dân số các dân tộc thiểu số toàn tỉnh, trong đó nam chiếm 49%, nữ 51%, địa bàn cư trú tập trung ở sườn phía Tây Nam dãy núi Tam Đảo, thuộc các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên, thị xã Phúc Yên.

Phong tục thờ cúng của người Sán Dìu rất độc đáo, đa dạng như: các lễ tạ mộ, lễ chấn trạch đuổi ma, lễ kỳ yên nhà, lễ kỳ yên làng, thờ cúng tổ tiên, thờ Táo Quân, thờ Thổ Công, thờ thần cửa, thần mụ, thờ Phật, thờ Tổ sư, thờ Thần Nông, thờ Thành hoàng, ngoài ra họ còn có các lễ thượng điền, hạ điền, cơm mới, cầu đảo, v.v… gắn với chu kỳ sản xuất. Và đặc biệt trong các phong tục thờ cúng đó có cả tục thờ Thánh Mẫu Tây Thiên. Tục này đã có từ rất lâu trong cộng đồng người Sán Dìu ở Tam Đảo. Như trong chương 2 đã

114

trình bày, trong số 17 di tích thờ Thánh Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc, có tới 15 di tích nằm ở vùng đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Theo khảo sát của chúng tôi, hiện nay ở Vĩnh Phúc nhân dân rất coi trọng Đạo Mẫu. Ngoài các phủ thờ Mẫu, nhân dân còn thờ Mẫu tại gia. Những gia đình được xem là có căn số nếu có điều kiện thì họ lập Phủ riêng (Phủ tư gia), những người nghèo cũng lập ban thờ Mẫu nhưng rất đơn giản. Thánh Mẫu Tây Thiên được nhân dân thờ cúng và đặt ở vị trí trung tâm trong các điện Mẫu ở Vĩnh Phúc.

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc hiện nay tồn tại hai quan điểm khác nhau về Tam phủ và Tứ phủ. Quan điểm thứ nhất cho rằng, Tam phủ gồm: Đệ nhất Thiên phủ, Đệ nhị Địa phủ, Đệ tam Thoải phủ, còn Tứ phủ gồm: Đệ nhất Thiên phủ (cõi trời), Đệ nhị Địa phủ (cõi đất), Đệ tam Thoải phủ (miền sông nước), Đệ tứ Nhạc phủ (miền núi rừng). Sự sắp xếp theo thứ tự trên của các phủ (Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc) có lẽ theo lịch sử xuất hiện của Tam phủ, Tứ phủ. Theo quan điểm đó thì Tam phủ có trước và Tứ phủ có sau với sự ra đời của Nhạc phủ. Trong các khoa cúng và các bản chầu văn ngày nay hầu như đều ghi thứ tự Tứ phủ là Thiên, Địa, Thuỷ, Nhạc. Quan điểm thứ hai cho rằng, Tam phủ, Tứ phủ phải sắp xếp theo một trật tự khác. Theo quan điểm này, Tam phủ gồm: Đệ nhất Thiên phủ, Đệ nhị Nhạc phủ, Đệ tam Thoải phủ. Còn Tứ phủ bao gồm Đệ nhất Thiên phủ (cõi trời), Đệ nhị Nhạc phủ (miền núi rừng), Đệ tam Thoải phủ (miền sông nước), Đệ tứ Địa phủ (cõi đất).

Theo chúng tôi, quan điểm thứ hai phổ biến hơn vì cách sắp xếp như vậy là hợp lý. Quan điểm này ngày nay rất phổ biến và nhiều người không còn biết đến sự sắp xếp Tam phủ, Tứ phủ như xưa kia nữa. Theo quan điểm thứ hai, cao nhất là tầng trời (Thiên), sau đó đến vùng rừng núi (Nhạc), tiếp đến vùng sông nước (Thủy hay còn đọc chệch là Thoải) và cuối cùng mới đến cõi đất (Địa).

115

Tứ Phủ được đặc trưng bởi bốn màu : màu đỏ (Thiên phủ); màu xanh (Nhạc phủ), màu trắng (Thoải phủ), màu vàng (Địa phủ). Để dễ theo dõi chúng tôi lập bảng tổng hợp ở phần phụ lục (Bảng 4.3- Phụ lục 8].

Về Tam tòa Thánh Mẫu ở Vĩnh Phúc hiện nay: Theo khảo sát của chúng tôi ở thành phố Vĩnh Yên, Tam tòa Thánh Mẫu được người dân xem là ba vị Thánh Mẫu quyền năng tối cao, tương ứng với tam phủ như vừa trình bày. Nhưng trong các khoa cúng thường thỉnh danh hiệu bốn vị Thánh Mẫu sau:

1. Mẫu Đệ nhất Thiên Tiên, Cửu Trùng Thanh Vân công chúa 2. Mẫu Đệ nhị Địa Tiên, Liễu Hạnh công chúa

3. Mẫu Đệ tam Thuỷ Cung, Xích Lân công chúa 4. Mẫu Đệ tứ Nhạc Tiên, Sơn Lâm công chúa

Như vậy, có bốn vị Thánh Mẫu tương ứng với bốn phủ nhưng Tam tòa Thánh Mẫu mà chúng tôi khảo sát ở thành phố Vĩnh Yên chỉ nói về ba trong số bốn vị Thánh Mẫu mà thôi. Vì vậy, hiện đang tồn tại hai quan điểm về thứ bậc các Thánh Mẫu trong Tam tòa Thánh Mẫu [Bảng 4.4- Phụ lục 8].

Hai quan điểm này giống như hai quan điểm về Tam phủ đã nói ở trên (thiên - địa - thoải và thiên - nhạc - thủy). Theo chúng tôi, Mẫu Liễu Hạnh được coi là thần chủ là khởi nguồn của tín ngưỡng này nên cả trong hai quan điểm đều có nói đến. Quan điểm thứ nhất thường thấy trong các bài văn cúng, các bản chầu văn. Quan điểm thứ hai rất thường gặp trong việc thờ tự. Mẫu Liễu Hạnh vừa là Mẫu Địa Tiên vừa được coi là Thiên Tiên Thánh Mẫu. Thần tượng của Mẫu thường được tôn trí với trang phục màu đỏ và ngự ở giữa, bên trái là Mẫu Thượng Ngàn (trang phục màu xanh) và bên phải là Mẫu Thoải (trang phục màu trắng).

Nhiều nơi ở Vĩnh Phúc thờ Tam tòa Thánh Mẫu là tam thế giáng sinh của Mẫu Vân Hương (Mẫu Liễu Hạnh) ứng với ba lần giáng trần của Bà: “Lần đầu ở Vỉ Nhuế, Đại Yên, Nam Định, lần thứ hai ở Phủ Giày, Hà Nam và

116

lần thứ ba ở Đông Thành, Kẻ Sóc, Nghệ An ( có ý kiến cho rằng lần thứ ba Mẫu giáng là ở Nga Sơn, Thanh Hóa). Cụ thể như cung Mẫu trong phủ chính Tiên Hương, cung Mẫu đền Dâu ( Ninh Bình)... đều thờ tam thế Vân Hương Thánh Mẫu. Ta cũng thường gặp nhiều nơi ban thờ đề Tam tòa Thánh Mẫu nhưng chỉ tôn trí một pho tượng Mẫu mà thôi” [97. Tr. 47]. Xét về mặt lịch sử có lẽ Tam tòa Thánh Mẫu xuất phát từ tục thờ tam phủ ứng với ba vị Mẫu Thiên, Mẫu Địa, Mẫu Thoải, mặc dù tín ngưỡng sau này đổi thành Tứ phủ và hầu như ở Vĩnh Phúc thờ Tứ phủ nhưng Tam tòa Thánh Mẫu vẫn không đổi.

Do đó, Tam tòa Thánh Mẫu cũng ứng với Tam thân Thánh Mẫu, là biểu tượng của quyền năng thâu tóm toàn vũ trụ, bởi lẽ, xét về tâm linh thì bốn vị Mẫu chính là đại diện cho một vị Thánh Mẫu duy nhất, đó là người mẹ của tâm linh, mà cũng có thể đơn giản đó là biểu tượng của người mẹ bất diệt trong lòng người dân Việt Nam nói chung và người dân Vĩnh Phúc nói riêng.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 117)