Long Hoa Di Lặc

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 106)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

3.4.1.Long Hoa Di Lặc

Long Hoa Di Lặc là hiện tượng tôn giáo mới gần với Phật giáo, ra đời sớm hơn các hiện tượng tôn giáo mới khác. Theo tài liệu nghiên cứu của Viện

103

Nghiên cứu Tôn Giáo, hiện tượng tôn giáo mới này ra đời trong những thập niên cuối thế kỷ XX, lúc đầu mới xuất hiện ở một số tỉnh thành phía bắc, thí dụ như ở tỉnh Phú Thọ vào năm 1988. Nhưng theo GS.TS. Đỗ Quang Hưng,“Long Hoa Di Lặc đã có ở miền Nam khá lâu từ trước năm 1975. Ở miền Bắc, có phải bà Đào Thị Minh là “người khởi xướng” đạo này hay cũng là sự truyền đạo từ miền Nam ra, điều ấy còn phải xem xét”[48]. Hiện nay hiện tượng tôn giáo mới này đã lan rộng ra 31/63 tỉnh thành trong cả nước, địa bàn hoạt động chính là các tỉnh thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Về hiện tượng tôn giáo mới này, theo GS.TS. Đỗ Quang Hưng, hiện nay ở Vĩnh Phúc có hai nhóm Long Hoa, đó là: Nhóm Long Hoa có nguồn gốc chủ yếu từ bà Đào Thị Minh truyền vào và nhóm Long Hoa từ Tân Lập - Đan Phượng truyền sang do ông Nguyễn Ngọc Lợi làm Phật thủ, gọi là Long Hoa Tam Hội. Cả hai nhóm cho đến nay đều có cơ sở ở Vĩnh Phúc.

Về mục đích theo Long Hoa Di Lặc, theo tìm hiểu của chúng tôi, những người theo hiện tượng tôn giáo mới này cho rằng, sở dĩ họ theo là vì các lý do sau: đạo này văn minh, không mê tín dị đoan, thờ cúng giản đơn; theo đạo “trong người khỏe mạnh không tốn kém gì”; là đạo của người nghèo; “Hà Nội đông đúc, chen chúc nhau buôn bán kiếm tiền thì Người giáng làm sao được, Người chỉ giáng vào người nghèo thôi!”; cách giải quyết khúc mắc trong cuộc sống đơn giản: “Trên mà chửi cũng cười, vì là đạo hiền mà, Bác đã dạy như thế”. Về phương diện hành đạo: “Nếu Phật cho đi thì lại đi, Phật bảo ở nhà thì ở nhà”. Về phương diện nghi lễ, những người theo hiện tượng tôn giáo mới này cho rằng, “Đấy là văn minh, là chính nghĩa”; “cấm khẩu mười ngày vào hôm kỷ niệm Bác Hồ mất”. Về tác dụng của thờ cúng đối với bản thân: “Chúng tôi thờ được thì chúng tôi khỏe mạnh”; “Từ khi lập chùa này, tôi sướng cái khỏe mạnh, các con cho thuốc tôi vứt đi”. Về đặc điểm tu hành của Long Hoa, những người theo hiện tượng tôn giáo mới này quan niệm: “Tu tắt,

104

không thì muộn, mà người dân lại không có trình độ nên chỉ biết có kinh là người ta tụng kinh”, “Cái tâm phải làm được, mà những người có tâm thì phải xả thân, không có của thì phải xả thân chứ bo bo thì không ăn thua đâu ”. Về ý nghĩa thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh, theo những người theo hiện tượng tôn giáo mới này, “Cái đức của Bác lớn quá nên đắc thành thôi”, “Mình thờ Cụ đây, có bao giờ nhìn thấy Cụ đâu nhưng có việc gì trong gia đình thì Cụ biết hết, làm sai đúng đều biết hết”. Về quan hệ với các tôn giáo khác: “Và sau đây, mình cũng như bên đạo (Công giáo) thôi, tất cả đều ngồi làm lễ kinh ở nhà và lễ Phật, theo tôi thì Phật cũng như Chúa, tất cả đều do con người thôi” [Phụ lục 7]

Về cách thức thờ cúng,đạo này có cách bày trí trên bàn thờ như sau: Hàng thứ nhất là “Giáo chủ Di lặc Tôn Phật”, hàng thứ hai là Hồ Chí Minh và Quan Âm Bồ Tát, hàng thứ 3 là cây Bồ Đề (tượng trưng nơi Phật hành đạo), hàng tiếp là Mẹ và Chồng, phía dưới bàn thờ có đặt hoa và nhiều lọ đựng 1,25 lít nước trắng. Theo quan điểm của GS. Đỗ Quang Hương, Long Hoa Di Lặc phản ánh tâm trạng “sốt ruột” của một số Phật tử với sự “giải thoát” chậm chạp của Đức Phật Tổ Thích Ca. Họ quay ra tôn Đức Di Lặc làm Giáo chủ, mong có sự hỉ xả sớm đến hơn. Ông viết: “Vấn đề lý thú là vì sao Long Hoa lại thờ cả Cụ Hồ và họ chủ trương thờ Cụ Hồ từ bao giờ ? Cụ bà Đ.L cho hay: Lúc đầu, chúng tôi chỉ thờ Đức Di Lặc. Đầu thập niên 80, nhận thấy: cái Đức của Bác Hồ lớn quá nên đắc thánh; Bác Hồ là Đấng Thánh nên thường giáng trần răn dạy kinh sách, tạo dựng đạo hiền bên cạnh Đức Di Lặc để mở hội Long Hoa…” [48, tr.4]. Để lôi kéo quần chúng, người ta lợi dụng luôn việc “thánh hóa” hình tượng Bác Hồ để dễ đi vào lòng người hơn. Về lối thuyết pháp, hiện tượng tôn giáo mới này mô phỏng và khai thác triệt để kiểu “giáng bút” của đạo Cao Đài, gần đây lại xuất hiện lối thơ vè dân gian, lục bát.

105

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 106)