Tình hình thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 103)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

3.3.4.Tình hình thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Vĩnh Phúc

Từ thực trạng của đạo Tin Lành ở tỉnh Vĩnh Phúc như đã trình bày ở phần trên, UBND tỉnh giao cho UBND thị xã Phúc Yên chủ trì triển khai Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành đến cán bộ Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ Quốc, các đoàn thể, tín đồ và nhân dân trong thị xã, nơi có Chi hội đạoTin Lành đã được công nhận tư cách pháp nhân hiện đang hoạt động với 31 tín đồ.

Đối với các huyện, thị, thành có điểm nhóm Tin Lành tự lập sinh hoạt tại gia chưa đủ điều kiện đăng ký hoạt động tôn giáo, UBND tỉnh giao Ban Tôn giáo tỉnh tổ chức điều tra khảo sát và thống kê đầy đủ các thông tin như: số người theo đạo Tin Lành, mức độ ảnh hưởng, tính ổn định của điểm nhóm, số người đứng đầu điểm nhóm, người giảng đạo, v.v… tuyên truyền, vận động các đối tượng có nhu cầu tín ngưỡng tôn giáo thực sự đăng ký sinh hoạt tại gia, không tụ tập, vận động lôi kéo người khác tham gia. Nhóm nào đã đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì hướng dẫn họ đăng ký hoạt động để ổn định tình hình, đảm bảo nhu cầu tự do tín ngưỡng tôn giáo cho người dân.

UBND tỉnh đã giao cho các cơ quan thông tin đại chúng như Đài phát thanh và truyền hình tỉnh, báo Vĩnh Phúc đăng tải toàn bộ nội dung Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành; Cơ quan quản lý Nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tổ chức hội nghị tập huấn phổ biến các nội dung pháp luật liên quan đến tôn giáo trong đó có Chỉ thị 01/2005/CT-TTg đến các chức sắc, chức việc, tín đồ nòng cốt của đạo Tin Lành trên địa bàn tỉnh và hướng dẫn UBND các huyện, thị, thành triển khai

100

thực hiện đăng kí sinh hoạt tôn giáo cho các nhóm Tin Lành chưa được công nhận tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện nghiêm túc các chỉ thị trên của UBND tỉnh, các cơ quan hữu quan trong tỉnh đã tổ chức 02 hội nghị và 07 lớp tập huấn quán triệt triển khai những nội dung của Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo và Chỉ thị 01/2005-TTg của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin Lành đến đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác tôn giáo cấp huyện, cấp xã và chức sắc, chức việc các tôn giáo trong tỉnh với sự tham gia của 978 vị chức sắc, nhà tu hành; 165 cán bộ làm công tác tôn giáo và quản lý Nhà nước về tôn giáo các cấp.

Trong quá trình thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ tại Vĩnh Phúc, các cơ quan hữu quan trong tỉnh vừa có những thuận lợi, vừa gặp một số khó khăn.

Về thuận lợi: Cả tỉnh Vĩnh Phúc chỉ có 1 Chi hội thánh Tin Lành Phúc Yên có tư cách pháp nhân. Tín đồ của Chi hội này chỉ có 31 người, đã theo đạo nhiều năm, hiện không phát triển được thêm tín đồ mới, vào dịp lễ trọng có một số ít tín đồ từ các tỉnh ngoài về dự lễ, số lượng không đáng kể. Tín đồ sinh hoạt, hoạt động tôn giáo ổn định, chấp hành tốt chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước; gương mẫu tham gia các phong trào xã hội ở địa phương.

Một số điểm nhóm Tin Lành tự lập chưa đủ điều kiện đăng ký hoạt động, sinh hoạt nhỏ lẻ tại gia, số lượng người tham gia sinh hoạt giảm dần, lúc đầu có tới từ 30 đến 50 người/nhóm, nay chỉ còn lại từ 7 đến 10 người/nhóm, ở nhiều nhóm người theo có dấu hiệu nhạt và bỏ đạo.

Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ra đời và được quán triệt, triển khai tại các cấp, các ngành ở địa phương đã giúp các cơ quan hữu quan xác định rõ trách nhiệm của mình trong công tác tôn giáo và quản lý

101

Nhà nước về tôn giáo; quyền và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức tôn giáo; những quy định của pháp luật về việc công nhận hoạt động tôn giáo của các điểm nhóm Tin Lành tự lập.

Về khó khăn: Một số cá nhân, tổ chức cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể hiểu và nhận thức chưa đầy đủ về đạo Tin Lành, nhất là về các điểm nhóm Tin Lành tự lập.

Đội ngũ cán bộ thiếu, do vậy không có điều kiện thường xuyên bám sát cơ sở, chưa được trang bị kiến thức chuyên sâu về đạo Tin Lành, dẫn đến việc tham mưu cho các cấp lãnh đạo giải quyết các vấn đề tôn giáo và hướng dẫn sinh hoạt tôn giáo cho cá nhân và tổ chức tôn giáo chưa sát thực tế.

Nhiều điểm nhóm Tin Lành tự thành lập, tự phong mục sư và tổ chức sinh hoạt tôn giáo không xin phép các cấp có thẩm quyền vì cho rằng đó là quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo nên công tác quản lý Nhà nước gặp không ít khó khăn.

Hình thức truyền đạo của các nhóm Tin Lành rất đa dạng, sự hiểu biết của người truyền đạo và người theo đạo về tôn giáo mà mình theo còn rất hạn chế, nên nhiều khi dẫn đến thái độ cực đoan, mê muội, bỏ cả lao động sản xuất, nội dung sinh hoạt tôn giáo nghèo nàn, địa điểm sinh hoạt thường xuyên thay đổi.

Tuy vậy, việc thực hiện Chỉ thị 01/2005-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Vĩnh Phúc bước đầu thu được một số kết quả dưới đây:

Một là, các cán bộ làm tôn giáo ở các cấp đã nhận thức rõ hơn quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về tự do tín ngưỡng, tôn giáo;

Hai là, người theo đạo ở các điểm nhóm Tin Lành tự lập nhận rõ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với tôn giáo nói chung và đạo Tin Lành nói riêng, từ đó dần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật trong tổ chức sinh hoạt tôn giáo.

102

Ba là, quan hệ giữa cán bộ của cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo với chức sắc, chức việc, người theo đạo gần gũi và thân mật hơn. Đặc biệt là một số nhóm chưa đủ điều kiện đăng ký sinh hoạt tôn giáo đã chủ động tìm đến cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo để trao đổi, chia sẻ và tìm hiểu pháp luật liên quan đến tôn giáo; nhiều người đứng đầu các điểm nhóm rất phấn khởi, tin tưởng vào chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về tôn giáo.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 103)