- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
3.1.3. Một số ngôi chùa tiêu biểu ở VĩnhPhúc hiện nay
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện nay ở Vĩnh Phúc có nhiều ngôi chùa cổ, rất có thể lịch sử của chúng gắn liền với sự du nhập của Phật giáo vào mảnh đất này. Những cứ liệu từ văn bia và các tư liệu khác cho thấy những ngôi chùa cổ ở Vĩnh Phúc được ghi vào sử sách từ thế kỷ XVIII. Nhưng theo lời kể của người dân địa phương thì những ngôi chùa này có niên đại sớm hơn nhiều. Dưới đây là một số ngôi chùa tiêu biểu.
Chùa Tây Thiên (Tây Thiên Thiền Tự): Chùa còn được gọi là chùa Thượng, nằm cạnh đền Thượng. Hiện chưa có nguồn tư liệu nào nói về thời gian khởi dựng chùa, nhưng tại chùa còn lưu giữ 2 tấm bia đá, tấm bia thứ nhất có tên: "Tam Đảo Sơn, Tây Thiên Thiền Tự" niên đại Chính Hoà thứ 25 (1704). Nội dung bia cho biết lần trùng tu này đã hội đủ các vùng Vĩnh Tường, Phù Ninh, Bắc Giang, v.v… Điều này cho thấy tầm ảnh hưởng sâu rộng của ngôi chùa vào thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII. Tấm bia thứ hai có tên: "Tam Đảo Sơn, Tây Thiên Tự Bi Ký" niên đại Long Đức thứ 2 (1733). Nội dung tấm bia cho biết, vào thời kỳ này chùa tiếp tục được tu
65
sửa. Chùa còn 10 pho tượng cổ, trong đó có pho bằng đồng, một chuông đồng cổ của chùa Phù Nghì cùng một khánh đồng niên đại Cảnh Thịnh (1794), chiều dài 1,3m, chiều cao 1,1m. Ngoài ra, sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục còn cho biết vào tháng 11 năm 1727, chúa Trịnh Cương đã sai người sửa dựng lại các chùa ở Tây Thiên để phòng khi Chúa đi du ngoạn. Chùa hiện nay là kết quả của lần dựng lại vào năm 1937 do viên Chánh tổng Hà Trọng Tuy, người Lập Thạch (Vĩnh Phúc) đứng ra chủ trì. Theo người dân địa phương, lịch sử ngôi chùa phải có từ trước thế kỷ XVII rất nhiều.
Chùa Phù Nghì: Chùa nằm trên núi, gần đền Cô, đã bị đổ nát, chỉ còn phế tích và hệ thống kè đá nền chùa cao khoảng 1,5m. Trong đống đổ nát đó vẫn còn những mảnh gốm, sứ, gạch, ngói có hoa văn mang phong cách thời Trần. Điều này khẳng định sự có mặt từ rất sớm của ngôi chùa này, có thể bắt đầu từ thời Trần và tiếp tục tồn tại trong các thời kỳ tiếp theo. Đến thời Nguyễn, ngôi chùa này được trùng tu và xây lớn. Chùa Phù Nghì là một di tích Phật giáo có quy mô lớn với 5 cấp nền trên diện tích gần 5.000m2
. Quanh ngôi chùa vẫn còn giữ được những cây thông cổ thụ với đường kính thân tới 1m. Ngoài ra, tại đình Ngò (xã Sơn Đình) còn giữ một quả chuông đồng "Phù Nghì Tự Chung". Quả chuông này được đưa về đình năm 1938. Trong “Kiến văn tiểulục” và “Đại Nam nhất thống chí” không thấy nhắc tới chùa Phù Nghì, nên việc phát hiện ra địa danh này rất có ý nghĩa để hoàn chỉnh bức tranh Phật giáo ở Vĩnh Phúc xưa. Năm 2010, sau khi được phép của Thủ tướng Chính phủ và UBND tỉnh Vĩnh Phúc cùng sự đồng thuận của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh, Tịnh thất Tây Thiên đã tiến hành xây dựng lại chùa Phù Nghì. Lễ động thổ được tổ chức vào ngày 7 tháng 4 năm 2010, tức ngày 5 tháng 3 năm Tân Mão. Cũng trong ngày này chùa Phù Nghì đã được bổ nhiệm sư về trụ trì.
66
Chùa Đồng Cổ: Được dựng trên núi Thạch Bàn. Trong “Kiến văn tiểu lục” Lê Quý Đôn đã viết về địa danh này như sau: “…sườn núi có chùa Tây Thiên Cổ Tự, tre xanh, thông tốt, cảnh sắc thanh nhã, rộng rãi, trên đỉnh núi cao lại có chùa Đồng Cổ, vừa lên vừa xuống phải mất hai ngày…” [33, tr 48]. Tương truyền, ngôi chùa được đúc toàn bằng đồng, chiều rộng 0,6m, chiều dài 0,8m, chiều cao 0,6m, được đặt ở đây ít nhất cũng từ thời nhà Trần (thế kỷ XIII – XIV). Trong chùa có một pho tượng bằng đồng trong tư thế đang nằm nghỉ đầu hướng về phía bắc. Ngoài ra còn có một quả chuông và một cái chiêng nhỏ bằng đồng [34, tr.2]. Hiện nay, nơi đây chỉ còn phế tích hệ thống kè đá nền chùa cao khoảng 1m.
Theo các nhà nghiên cứu, những chùa còn lại ở khu vực Tây Thiên là kết quả của những lần trùng tu, xây dựng lại vào nửa đầu thế kỷ XX. Tuy nhiên, những dấu tích còn lại cho thấy nhiều ngôi chùa ở đây đã được xây dựng từ rất sớm. Hơn nữa, với việc tập trung mật độ di tích dày đặc, trung bình cứ khoảng 200.000m2 có một ngôi chùa đã cho thấy đây có thể là một trong những trung tâm Phật giáo sớm của nước ta. Nói về vấn đề này, TS.Nguyễn Quốc Tuấn cho rằng: “Trong trường hợp về Tam Đảo, ta thấy một khía cạnh khác của sự thiếu thốn sử liệu. Có thể nói rằng, sự ghi chép về Tam Đảo không hiểu sao lại vắng mặt khá dài trong các bộ sử, chí, lục. Chỉ đến khi Quế Đường Lê Quý Đôn ghi chép mới thấy một sự mô tả khá tường tận về Tam Đảo vào cuối thế kỷ XVIII” [86, tr.3].
Chùa Hà Tiên: Chùa Hà (Hà Tiên tự) tọa lạc trên đồi Hà thuộc thôn Gia Viễn, xã Định Trung, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc. Xưa kia xã Định Trung thuộc huyện Tam Dương, thời Hùng Vương thuộc Phong Châu, thời Trần thuộc lộ Tam Đái, thời Nguyễn thuộc phủ Vĩnh Tường, tỉnh Sơn Tây. Tương truyền, vào thời Hùng Chiêu Vương, khi quốc gia lâm sự, bà Lăng Thị Tiêu đã từ vùng Tây Thiên chiêu binh đánh giặc, trên đường đi
67
Phong Châu bà nghỉ lại chùa Hà Tiên, chiêu mộ thêm tráng đinh trong vùng để hội quân với Hùng Chiêu Vương ở Phong Châu; sau này bà được tôn phong là “Thánh Mẫu Tây Thiên”.Vì vậy, được nhân dân địa phương lập bài vị thờ Thánh Mẫu tại chùa.
Do qua nhiều lần trùng tu, xây dựng, mặt bằng đã bị san ủi hết nên di vật còn lại không đủ để khẳng định niên đại khởi dựng của chùa Hà Tiên, chỉ còn tư liệu chứng minh cho lần trùng tu lớn năm 1703 (năm Chính Hòa 24) được ghi lại trên tấm bia Cây hương 4 mặt “Hà Tiên Thiên đài bi” tại chùa hiện nay. Tuy vậy, theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu về lịch sử Phật giáo Việt Nam và các chuyên gia khảo cổ học, chùa Hà Tiên có lẽ được xây dựng từ thời Lý - Trần, cùng với các đại danh lam: Ngũ Phúc Tự, chùa Bầu ở thành phố Vĩnh Yên cùng với hệ thống đại danh lam thời Lý - Trần thuộc địa bàn vùng núi Tam Đảo và phụ cận mà nay đã và đang được phục hồi để trở thành những trung tâm Phật giáo, điểm đến của Phật tử thập phương cùng du khách trong và ngoài tỉnh.
Có thể nói rằng, cho đến khoảng giữa thế kỷ XX, chùa Hà Tiên đã bị hủy hoại hoàn toàn. Vào khoảng những năm 60,70 của thế kỷ XX, nhân dân địa phương đã tận dụng những công trình công cộng làm nơi bài trí tượng Phật và các đồ pháp khí còn lại để cầu kinh lễ Phật, cố gắng gìn giữ cảnh chùa xưa để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng của nhân dân trong vùng.
Những năm cuối cùng của thế kỷ XX, trước khi có chủ trương xây dựng, trùng tu, phục hồi, chùa Hà Tiên có 3 gian được sử dụng như là chùa chính, trong đó bài trí 7 pho tượng Phật, 3 gian dùng để tiếp đón khách thập phương đồng thời làm nơi tu lễ, 2 gian làm nơi tưởng niệm Bác Hồ. Tất cả các công trình kiến trúc nêu trên đều là loại nhà cấp 4, xây tường đầu hồi bít đốc, quá giang gối tường. Đây là những công trình ban đầu phục vụ hợp tác xã, sau đó Công ty Lâm nghiệp của tỉnh đã sử dụng làm trụ sở làm việc.
68
Trong khuôn viên khu vườn có cây si cổ thụ và 8 ngôi tháp mộ cổ mang những đặc điểm của mộ tháp thời Hậu Lê và thời Nguyễn. Dưới chân đồi phía Nam có giếng Hà (giếng Ngọc), nơi Bác Hồ đã ngồi nghỉ vào ngày 25 tháng giêng năm 1961 khi, Người về thăm hợp tác xã Nông nghiệp Bình Dương, huyện Vĩnh Tường, nơi có phong trào trồng cây điển hình của miền Bắc.
Ngoài ra, hiện chùa còn lưu giữ 2 con voi đá nhỏ và 2 bia đá: 1 cây hương “Hà Tiên Thiên đài bi” lập năm Chính Hòa thứ 24 (tức năm 1703), ghi lại việc trùng tu chùa, 1 tấm bia dẹt được tạo năm Quang Trung thứ 4 (1791), ghi lại sự việc nhà sư trụ trì là Tổ Tịnh Huân nguyện lập đàn tự hóa để cầu mưa cho thiên hạ, tránh được nạn hạn hán mất mùa đói kém, giải thoát tai ương cho nhân dân trong vùng. Ngày nay, cứ đến ngày 1/6 âm lịch hằng năm, ngày kỵ nhật của Tổ, chúng tăng đều tổ chức lễ giỗ Tổ trang trọng để bày tỏ sự tri ân công đức của Tổ đã vì dân mà thăng hóa.
Kể từ sau lần trùng tu lớn vào năm 1703, chùa Hà Tiên trở thành một trung tâm tu tập lớn của tăng, ni, nơi hoằng pháp cho đông đảo Phật tử trong vùng và phụ cận; có thời kỳ nơi đây đã trở thành trung tâm đào tạo Phật giáo ở phía bắc kinh thành Thăng Long. Cùng với vườn tháp còn nguyên vẹn 8 ngôi tháp mộ cổ minh chứng cho sự ổn định lâu dài qua nhiều thế hệ Chư tổ trụ trì và viên tịch của Hà Tiên Tự, đã khẳng định vị thế của ngôi chùa này trong hệ thống các ngôi chùa được phân bố khá đặc sắc trong vùng. Đây cũng là nguồn tư liệu quý để nghiên cứu tìm hiểu về giá trị kiến trúc nghệ thuật loại hình tháp mộ thời Hậu Lê ở Vĩnh Phúc và Việt Nam. Với những giá trị về lịch sử và văn hóa kể trên, chùa Hà Tiên đã được UBND tỉnh Vĩnh Phú (nay là Vĩnh Phúc) ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh vào năm 1995. Năm 2004, TT. Thích Minh Trí, Ủy viên Hội đồng trị sự TW Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Phó thư ký kiêm Chánh văn phòng Thành hội Phật giáo thành phố Hà Nội đã được bổ nhiệm trụ trì chùa Hà Tiên.
69
Ngoài chùa Hà Tiên, thành phố Vĩnh Yên còn nhiều ngôi chùa cổ đã được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa như: Chùa Tích (Ngũ Phúc Tự), chùa Phú, chùa Hoa Nở; chùa Bảo Sơn, chùa Đậu và chùa Bầu. Các ngôi đại danh lam nêu trên, qua những tư liệu hiện vật còn lưu lại tại khu vực nền của các ngôi chùa hiện nay đều khẳng định có niên đại xây dựng từ thời Lý - Trần