- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
3.4.3. Hoàng Thiên Long
Hoàng Thiên Long là một hiện tượng tôn giáo mới xuất hiện gần đây ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, trong đó có Vĩnh Phúc. Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện tượng tôn giáo mới này có nguồn gốc từ người đàn bà được dư luận đồn thổi là tự khỏi bệnh sau một năm ốm nặng - đó là bà Nguyễn Thị Điền sống ở huyện Ứng Hoà, Hà Tây ( Hà Nội). Bà tự xưng là Nguyễn Điền đóng vai trò như là một thiên sứ của các liệt sỹ và linh hồn của lãnh tụ Hồ Chí Minh, lúc tỉnh, lúc mê (lên đồng) nói chuyện với nhân dân, dẫn dụ nhân dân, như chính Bác Hồ và các liệt sỹ đang nói chuyện với nhân dân, đồng bào. Bản chất của tà đạo này, là lợi dụng thanh danh, uy tín của lãnh tụ Hồ Chí Minh và các anh hùng liệt sỹ để lôi kéo những người nhẹ dạ cả tin nhằm đạt mục đích cá nhân.
Sau khi khảo sát trên địa bàn Vĩnh Phúc chúng tôi nhận thấy hiện tượng tôn giáo mới này có những đặc điểm như sau:
Về cách thức bày trí bàn thờ: Lập bàn thờ Bác Hồ, treo cờ Đảng, cờ Tổ quốc, gọi là điện thờ Hoàng Thiên Long. Trên điện thờ có dòng chữ “ Nối dòng Âu Lạc nhà nòi, Thiên trao ngọc hạnh sáng soi kế đời”. Ngoài hoạt động tín ngưỡng, bà Nguyễn Thị Điền còn tiến hành chữa bách bệnh bằng phần âm tại nhà, không phải uống thuốc chỉ cần uống nước lã.
Về giáo lý, kinh sách, có các cuốn: Đại pháp cầu an, Đại pháp đoàn trang tu gia, Bàn thờ người Đại Việt, Bác Hồ 79 điều ước mơ được viết theo thể thơ lục bát, Ví dụ:
108
“Bác nay bổn phận, lo cả toàn cầu
Lo đủ năm châu, một màu hạnh phúc Việt Nam Bác thúc, đi trước làm gương
Bác chỉ lối đường muôn dân hướng tới”[Phụ lục 7].
Ngoài ra, Hoàng Thiên Long còn cho in ấn và phát tán các băng đĩa DVD về các hoạt động của hiện tượng tôn giáo mới này.
Về cách thức truyền đạo: Trong khi giảng đạo, bà Điền thường tự cho mình là “Nữ thần giao liên và lương y chữa bệnh bằng tâm linh”, thỉnh thoảng bà lại khóc lóc và cho rằng đó là linh hồn của Bác Hồ và các liệt sỹ đang nhập vào bà. Theo bà giải thích, mọi chuyện ở dương gian đều có nguồn gốc từ cõi âm, ví như: Người ác, kẻ xấu ở trần gian là do có giặc ở cõi âm, rồi sự đấu tranh ở cõi dương chính là sự đấu tranh ở cõi âm, v.v… Do vậy, giải quyết việc ở cõi trần như thế nào, phải nhờ cõi âm chỉ bảo, cụ thể, là linh hồn của Bác Hồ và các liệt sỹ. Nếu hiểu theo cách mà bà Điền giải thích, thì cõi dương chỉ là “cái bóng” của cõi âm, hành vi con người ở cõi dương phụ thuộc vào “ ý niệm” của cõi âm.
Do tài nói năng như “thánh” của bà Điền và khả năng “diễn” khá linh hoạt của bà trước điện thờ, nên mỗi lần bà dứt lời giảng, tất cả người hầu điện đều tin phục, vỗ tay hưởng ứng, tán dương. Cũng trong các lời giảng của bà Điền, không biết do vô tình hay cố ý, không ít lần, bà đã dùng những lời lẽ làm giảm lòng tin của người nghe đối với Đảng và chính quyền, phủ nhận những thành quả cách mạng mà biết bao triệu người con đã ngã xuống mới giành được.
Còn cách chữa bách bệnh của Hoàng Thiên Long khá đơn giản, chỉ cần bỏ ba chén nước lã lên điện thờ, hằng ngày khấn vái cho người bệnh uống sẽ khỏi.Với cách chữa bệnh vô lý, phản khoa học này, người chữa bệnh đã biến bàn thờ linh thiêng thành nơi chữa bệnh. Về thành phần tín đồ: chủ yếu là
109
người già và phụ nữ tham gia vào “Hội đồng tu gia” của bà, để tiến hành nghi lễ và thu tiền bất chính.
Bên cạnh một số hiện tượng tôn giáo mới được trình bày ở trên, tại Vĩnh Phúc cũng như ở các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ còn khá nhiều các hiện tượng tôn giáo mới khác xuất phát từ các tín ngưỡng và tôn giáo truyền thống mà trong luận án này chúng tôi chưa có điều kiện khảo sát.
Tiểu kết chƣơng 3
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay có 3 tôn giáo đang hoạt động là Phật giáo, Công giáo và đạo Tin Lành. Cả 3 tôn giáo này đều đã được công nhận tư cách pháp nhân và được pháp luật bảo hộ.
Phật giáo là tôn giáo có lịch sử lâu đời ở Vĩnh Phúc và có nhiều ngôi chùa cổ nổi tiếng. Trong vài chục năm trở lại đây, chùa chiền, thiền viện ở vùng đất này đã được trùng tu, xây mới, nhưng vẫn giữ được dáng vẻ cổ xưa nhưng khang trang, nguy nga và đồ sộ hơn nhiều và trở thành nơi lui tới thường xuyên không chỉ của tín đồ và người dân trong vùng mà còn của khách thập phương và bạn bè quốc tế. Số tăng, ni, Phật tử ngày càng tăng; ngoài việc đạo còn tham gia tích cực vào công tác từ thiện - xã hội.
Trải qua những thời kỳ phát triển thăng trầm, nhất là giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, Công giáo ở Vĩnh Phúc đã có sự tăng trưởng trở lại. Số tín đồ ngày càng tăng, nhà thờ được trùng tu, các giáo xứ được Giáo phận Bắc Ninh quan tâm cử linh mục về coi sóc. Đồng bào Công giáo ngày càng hội nhập vào đời sống xã hội ở địa phương theo đường hướng “sống phúc âm giữa lòng dân tộc” của Giáo hội Công giáo Việt Nam.
Đạo Tin Lành là tôn giáo có lịch sử hoạt động chưa lâu ở Vĩnh Phúc. Ngoài một chi hội thánh đang hoạt động hợp pháp trên địa bàn thị xã Phúc Yên, còn 6 điểm nhóm Tin Lành khác đang hoạt động không được sự thừa nhận của các cấp chính quyền địa phương. Tuy vậy, thực hiện nghiêm chỉnh
110
Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, các cấp chính quyền địa phương ở Vĩnh Phúc đang từng bước khắc phục những bất cập để đưa các hoạt động của đạo Tin Lành ở Vĩnh Phúc theo phương châm của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam: “Sống Phúc âm, phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc”.
Ngoài 3 tôn giáo nói trên, trên địa bàn tỉnh còn xuất hiện các hiện tượng tôn giáo mới như Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Hoàng Thiên Long, v.v… Các hiện tượng tôn giáo mới này mới chỉ tồn tại như những tín ngưỡng mới ra đời, chưa đủ các yếu tố cấu thành của một tôn giáo và hầu hết chưa được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân.
Thực trạng này làm cho bức tranh tôn giáo ở Vĩnh Phúc có nhiều màu sắc khác nhau, phong phú, đa dạng và cũng làm cho tình hình tôn giáo ở đây thêm phức tạp, nhất là trong thời kỳ hiện nay.
111
Chƣơng 4
MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN, NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI TÍN NGƢỠNG, TÔN GIÁO VÀ CÔNG TÁC TÔN GIÁO