Khát quát về sự du nhập và phát triển của Phậtgiáo ở VĩnhPhúc

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 65)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

3.1.1. Khát quát về sự du nhập và phát triển của Phậtgiáo ở VĩnhPhúc

Trong cuốn “Mấy vấn đề về Phật giáo Tây Thiên Tam Đảo -Vĩnh Phúc”, nhà nghiên cứu Thích Kiến Nguyệt đã chứng minh rằng, có lẽ Vĩnh Phúc, cụ thể Tây Thiên - là một trong những cái nôi của Phật giáo [86 tr.24-27]. Vào thời Lý (1010 - 1225), tỉnh Vĩnh Phúc đã có một số chùa nổi tiếng như chùa Sùng Ân tại xã Thanh Tước (nay thuộc xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh). Sang thời Trần (1226-1256), có chùa Vĩnh Khánh tại xã Tam Sơn, huyện Sông Lô. Đến thời Lê Sơ (1428-1527), do Nho giáo phát triển mạnh hơn Phật giáo nên thời kì này chùa ở Vĩnh Phúc không được xây dựng nhiều. Sang thời nhà Mạc (1527-1594) và Nam Bắc triều (1533-1677), Phật giáo phát triển mạnh, số người góp công đức vào việc tu sửa chùa nhiều hơn và các nho sinh Vĩnh Phúc cũng tham gia vào việc soạn thảo văn bia.

Đến thời Lê Trung Hưng, công việc cúng ruộng, gửi giỗ chùa rất phổ biến, thu hút đủ mọi thành phần xã hội. Từ triều Tây Sơn đến triều Nguyễn, Phật giáo tiếp tục phát triển rộng rãi khắp các vùng nông thôn và trở thành một trong những tôn giáo lớn ở Vĩnh Phúc. Trong suốt lịch sử phát triển của mình cho đến nay, Phật giáo Vĩnh Phúc vẫn giữ nguyên được bản sắc, truyền thống của Phật giáo Việt Nam.

Sự phát triển của Phật giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay: Chia thành hai giai đoạn:

Giai đoạn 1: Vĩnh Phúc hiện nay là tỉnh được tái lập sau khi chia tách tỉnh Vĩnh Phú cũ. Trước đây, khi chưa chia tách tỉnh, Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phú do cố Hòa thượng Thích Viên Thành làm Trưởng ban. Đến năm

62

1997, Vĩnh Phú được tách ra thành Vĩnh Phúc và Phú Thọ, cả tỉnh Vĩnh Phúc lúc đó chỉ có vài ngôi chùa có sư trụ trì với số lượng Phật tử ít ỏi. Theo Niên giám thống kê Vĩnh Phúc năm 2006, trong toàn tỉnh trong thời kỳ này chỉ có khoảng mười nghìn Phật tử, một số lượng rất khiêm tốn so với ngày nay. Đời sống người dân gặp nhiều khó khăn nên chùa chiền, sư sãi không được quan tâm. Về cơ sở thờ tự, hầu như các chùa đều rơi vào tình trạng đổ nát, không có người trông coi, mọi hoạt động Phật pháp ở Vĩnh Phúc gặp rất nhiều khó khăn trong việc hướng dẫn tu tập.

Giai đoạn 2: Đến năm 2001, một số chùa ở Vĩnh Phúc đã được Giáo hội Phật giáo Việt Nam bổ nhiệm sư về trụ trì tạo tiền đề hình thành Ban trị sự Phật giáo tỉnh Vĩnh Phúc. Trên địa bàn tỉnh lúc đó có 428 ngôi chùa, nhưng chỉ có 13 chùa có sư trụ trì với 27 vị tăng, ni.

Hiện nay, toàn tỉnh có 9/9 Ban Đại diện Phật giáo cấp huyện, thị, thành. Nhiều huyện, thị đã có từ 70% đến 100% Ban đại diện Phật giáo cấp xã, phường. Tổng số tăng, ni toàn tỉnh tính đến năm 2012 gần 400 vị. Phật giáo ở Vĩnh Phúc có đầy đủ 3 tông phái: Thiền - Tịnh - Mật cùng tu tập, đoàn kết và hòa hợp.

Trong thời gian gần đây nhiều chùa tháp được xây dựng, tôn tạo với tổng kinh phí nhiều tỷ đồng như các chùa ở huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, huyện Sông Lô, thành Phố Vĩnh Yên, huyện Tam Đảo, đặc biệt là Thiền viện Trúc Lâm Tây Thiên, Bảo tháp Tây Thiên với kinh phí đầu tư xây dựng lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)