- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
2.3.4. Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu TâyThiên của người Sán Dìu ở Vĩnh Phúc
Theo nguồn tư liệu dân tộc học và tư liệu sử học của nhà nghiên cứu Lê Kim Thuyên, người Sán Dìu ở Tam Đảo đã có tín ngưỡng thờ Mẫu từ lâu và họ tham gia tích cực vào các hoạt động tín ngưỡng dân gian cũng như các hoạt động văn hóa do chính quyền địa phương tổ chức. Qua đó nhằm phát huy truyền thống uống nước nhớ nguồn, nhớ ơn công đức tổ tiên và công lao của Thánh Mẫu Tây Thiên trong quá trình đoàn kết các dân tộc để chống giặc ngoại xâm và mở mang bờ cõi ở vùng núi Tây Thiên.
Mẫu được hun đúc bởi khí tốt của ngọn núi cao nhất dãy Tam Đảo mà sinh ra, chỉ giữ lấy điều chính yếu mà không theo phàm tục, noi theo cũ mà không so đo, nên có tầm sâu rộng. Rồi bỗng nhiên biến hóa như thần, không thể tưởng tượng được, ẩn hiện khôn lường, không biết đâu mà đoán, rõ ràng dễ thấy sự ứng nghiệm với lời đoán trước.
Trong kho tàng văn nghệ dân gian của người Sán Dìu ở vùng núi Tam Đảo
(Thánh Mẫu Tây Thiên) như sau:
57
Trên núi Tam Đảo có một người con gái khỏe mạnh che thân bằng vỏ cây, đi lại chuyền nhảy nhanh như con sóc, nhẹ như vượn, nhặt đá ném thú rừng và chim muông mà sống.
Giặc Ân sang cướp nước ta, thế giặc rất mạnh. Vua Hùng cho sứ đi các trang động trong nước cầu người ra dẹp giặc. Người con gái xuống núi về chầu Vua, xin được đi đánh giặc. Ra trận chỉ lấy đá mà ném, giết được nhiều giặc, đánh với giặc nhiều trận ở ngay cửa ngõ thành Phong Châu, hữu ngạn ngã ba Bạch Hạc (nay là địa phận Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc).
Khi tan giặc người con gái lại về núi. Vua Hùng thứ VI truyền ngôi cho Lang Liêu là người con thứ đã làm bánh chưng, bánh dày dâng Vua Cha ngày tết. Lang Liêu lên ngôi, nghe dân gian đồn rằng, trên núi Tam Đảo có Tiên nữ rất xinh đẹp, ông liền lên núi cầu mong gặp Tiên.
Ngày hôm sau, Vua bồn chồn chờ đợi, mãi tới khi mặt trời đứng bóng, chợt thấy một người con gái từ xa đi đến, người mặc vỏ cây, vai vác một con thú rừng máu rỏ đỏ tươi. Người con gái đặt con thú xuống chân Vua và cất lời chúc mừng Ngài. Vua nhìn ngắm thấy người con gái ấy đúng là cô gái trước đã theo Vua Cha đánh giặc Ân. Người con gái đứng trước mặt Vua, mắt sáng long lanh, gương mặt tươi sáng đỏ hồng, vóc dáng xinh đẹp khỏe mạnh, Vua rất vui lòng đón về núi Hùng cưới làm vợ. Từ đó đất nước thanh bình, muôn dân từ đỉnh núi cao đến đồng bằng đều làm ăn yên ổn hòa thuận.
Để tưởng nhớ công lao trời biển của Thánh Mẫu Tây Thiên Lăng Thị Tiêu, từ bao đời nay, nhiều thế hệ đồng bào dân tộc Sán Dìu ở Tam Đảo đã quanh năm hương khói, giữ gìn các điểm thờ tự ở đền thờ Thánh Mẫu Tây Thiên. Theo số liệu chưa đầy đủ, có tới hơn 17 đền thờ Mẫu tại các địa phương trên địa bàn Vĩnh Phúc.
Về địa lý, tất cả các điểm thờ cúng Thánh Mẫu kể trên đều được xây dựng ở các làng, bản ven đồi thuộc sơn hệ Tam Đảo. Đặc điểm này rất có ý
58
nghĩa khi nghiên cứu về tín ngưỡng thờ Mẫu của người Sán Dìu, nó liên quan đến nguồn cội thờ Thánh Mẫu Tây Thiên của họ. Người Sán Dìu đã coi Thánh Mẫu Tây Thiên là vị thần vĩ đại che chở cho họ trong suốt quá trình sống, cả về phần xác và phần tâm linh, cả lúc thuận lợi cũng như lúc gặp vận hạn, lúc vui cũng như lúc buồn, đầu xuân ấm áp cũng như mùa đông lạnh lẽo đều có Thánh Mẫu Tây Thiên phù hộ độ trì may mắn. Trong số hơn 17 di tích thờ Thánh Mẫu Tây Thiên hiện nay thì ở huyện Tam Đảo có tới 15 di tích, trong đó chủ yếu được xây dựng ở vùng cư trú của đồng bào Sán Dìu.
Từ những trình bày ở trên chúng tôi xin đưa ra một vài nhận xét:
Một là: Người Sán Dìu ở Tam Đảo từ lâu luôn coi việc thờ Thánh Mẫu Tây Thiên là bổn phận, là nghĩa vụ thiêng liêng của các thế hệ con cháu dân tộc này bởi công lao của Thánh Mẫu đối với dân, với nước. Đồng thời người Sán Dìu ở Tam Đảo tự coi mình là con cháu lâu đời của Thánh Mẫu Tây Thiên. Rất nhiều dòng họ người Sán Dìu, do cư trú lâu đời ở vùng núi Tây Thiên đã tự đổi họ mình để mang họ Lăng, lấy đó làm niềm tự hào và kiêu hãnh của dân tộc Sán Dìu.
Hai là: Người Sán Dìu rất tự giác và tự nguyện trong việc hương khói quanh năm tại các đền thờ Thánh Mẫu Lăng Thị Tiêu vào các dịp lễ tết, ngày mồng Một, ngày Rằm các tháng âm lịch. Đó là cách để họ tỏ lòng biết ơn công đức cao dày của Thánh Mẫu đối với người Sán Dìu đã luôn phù hộ cho đồng bào làm ăn thuận lợi, được mùa, sinh con đẻ cái đông đúc.
Những năm mất mùa, đói kém hoặc bị thú rừng phá hoại hoa màu thì người Sán Dìu lại làm lễ tạ Thánh Mẫu Tây Thiên, xin Bà che chở và diệt các loại thú rừng phá hoại đời sống của họ.
Ba là: Hằng năm vào dịp lễ rằm tháng hai âm lịch, người Sán Dìu từ già đến trẻ đều rất tích cực và tự nguyện tham gia lễ hội. Đặc biệt, họ đã cử ra 10 cô gái trẻ vừa đẹp người lại đẹp nết ăn mặc trang phục dân tộc tham gia đám rước. Qua đó họ thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, bày tỏ lòng biết ơn đối với công lao của Thánh Mẫu.
59
Bốn là: Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, chính quyền địa phương, từ năm 1991, khu di tích danh thắng Tây Thiên được Nhà nước xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, đã thu hút hàng chục vạn du khách trong và ngoài nước hành hương về tham quan vãn cảnh. Đồng bào dân tộc Sán Dìu có dịp cùng nhân dân các dân tộc trong huyện Tam Đảo tuyên truyền và tham gia lễ hội Thánh Mẫu Tây Thiên vừa trang nghiêm vừa long trọng, đúng với bản sắc dân tộc Sán Dìu.
Tiểu kết chƣơng 2
Vĩnh Phúc nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên các nhà đầu tư tập trung về đây làm cho bộ mặt kinh tế - xã hội ngày càng khởi sắc. Nằm ở vị trí tiếp giáp với ba vùng văn hóa tiêu biểu là văn hóa Thăng Long - Hà Nội, văn hóa miền đất Tổ Hùng Vương và văn hóa các dân tộc miền núi phía bắc, Vĩnh Phúc chịu ảnh hưởng và mang đậm dấu ấn của các vùng văn hóa này.
Vĩnh Phúc là một vùng đất cổ, trung tâm của nước Văn Lang xưa, với bề dày lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, nơi đây để lại nhiều di tích lịch sử và di sản văn hoá phong phú và đặc sắc, tạo nên một nét độc đáo riêng của vùng đất này.
Vĩnh Phúc cũng là địa bàn đa dạng tín ngưỡng, trong đó tiêu biểu là tín ngưỡng thờ bách thần, tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên. Hiện nay, do chính sách tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng, Nhà nước nên công tác quản lý tín ngưỡng, tôn giáo ở địa phương có nhiều đổi mới; thêm vào đó, điều kiện kinh tế của người dân ngày một được nâng cao nên các hoạt động thờ cúng tại các đình, đền thờ bách thần và thờ Mẫu trở nên sôi động hơn, thường xuyên hơn. Các di tích thờ Mẫu, thờ thần cũng được tu sửa, cơi nới, xây mới và trang hoàng lộng lẫy. Rất nhiều tượng Mẫu, đồ thờ cúng là do con nhang, đệ tử cùng khách thập phương cung tiến. Hầu hết các đền Mẫu lớn nhỏ trên địa bàn Tây Thiên đều có tổ chức các giá đồng
60
vào nhiều dịp trong năm. Tục thờ Mẫu cũng có nhiều nét biến đổi theo xu hướng và nhu cầu tín ngưỡng của con người thời hiện đại.
Có thể nói, đây là thời điểm bùng nổ nhu cầu tín ngưỡng, tâm linh của người dân Việt Nam nói chung, người dân Vĩnh Phúc nói riêng. Nhiều người không tiếc tiền của, công sức, thời gian để đi hết đền này đến phủ khác, thờ cả Phật, cả Mẫu, cả thần để mong được nhiều may mắn, tài lộc. Họ thực tâm mong muốn sẽ được tất cả các vị thần linh phù trợ, càng nhiều càng tốt; không đi đủ các lễ hội, điện thờ thì áy náy không yên tâm. Từ đó phát sinh những “dịch vụ ăn theo”, buôn thần, bán thánh cùng nhiều hiện tượng tiêu cực khác. Nhưng để thực hành tín ngưỡng thực sự là thành tâm, người dân cần phải có hiểu biết nhất định về việc cầu cúng của mình. Điều này làm giảm bớt những hiện tượng mê tín dị đoan và hậu quả đáng tiếc do việc thiếu hiểu biết đem lại.
61
Chƣơng 3