- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
2.1. Vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội, văn hóa và tín ngƣỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay
2.1.1.Vị trí địa lý và tình hình kinh tế - xã hội của Vĩnh Phúc hiện nay
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây - Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng châu thổ sông Hồng; là một trong bảy tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Bắc giáp Thái Nguyên và Tuyên Quang, Phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô Hà Nội. Phía Tây giáp Phú Thọ. Do tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên các nhà đầu tư có thể sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng hiện có của khu vực này.
Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hằng năm 24,20 oC; diện tích tự nhiên 1.231,76 Km2
, dân số 1.014.488 người. Tỉnh có 09 đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc là: Thành phố Vĩnh Yên - trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của tỉnh; Thị xã Phúc Yên và 07 huyện là Bình Xuyên, Yên Lạc, Vĩnh Tường, Tam Dương, Tam Đảo, Lập Thạch và Sông Lô.
Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành ba vùng sinh thái rõ rệt: Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông - lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch - dịch vụ. Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ, lý tốt thuận tiện cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp.
Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Nơi đây có quần thể danh lam, thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải,… và rất nhiều di tích lịch sử,
31
văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tín ngưỡng tâm linh như danh thắng Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đền thờ Trần Nguyên Hãn, di chỉ Đồng Đậu cùng nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc.
Nhờ lợi thế về điều kiện địa lý tự nhiên và con người nên Vĩnh Phúc là một trong số những tỉnh có tình hình kinh tế phát triển khá ổn định. Theo số liệu báo cáo của Sở Công thương Vĩnh Phúc, tổng giá trị tăng thêm và thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ (GDP) quý I/2012 so với năm 1994 đạt 3.624 tỷ đồng, so với quý I/2011 tăng 3,63%. Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản đạt 311 tỷ đồng, giảm 5,30% so với cùng kỳ, trong đó nông nghiệp giảm 6,08% do diện tích gieo trồng vụ đông giảm mạnh; giá trị tăng thêm ngành công nghiệp, xây dựng đạt 2.254 tỷ đồng, tăng 17,25%, riêng công nghiệp tăng 18,90% (khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 20,33%); giá trị tăng thêm của các ngành dịch vụ đạt 844 tỷ đồng, tăng 11,21%. Thuế nhập khẩu hàng hoá và dịch vụ đạt 215 tỷ đồng theo giá so sánh với năm 1994, giảm 55,88% so với quý I/2011. Cơ cấu kinh tế của Vĩnh Phúc quý I/2012 là: Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 15,72%; công nghiệp, xây dựng 60,57%; các ngành dịch vụ 23,71% [90].
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh đứng đầu miền Bắc về xuất khẩu. Theo Sở Công thương Vĩnh Phúc, tổng trị giá xuất khẩu quý I/2012 đạt 151 triệu USD, tăng 27,33% so cùng kỳ. Trong đó, kinh tế nhà nước thực hiện đạt 586 ngàn USD; kinh tế tư nhân đạt 19,8 triệu USD, tăng 18,20%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đạt 130,5 triệu USD, tăng 29,07% so cùng kỳ. Hàng xuất khẩu chủ lực đạt kim ngạch cao là: hàng dệt may đạt 49 triệu USD, tăng 21,25%; hàng điện tử đạt 17 triệu USD; chè đạt 8,7 triệu USD, giầy dép các loại đạt 4 triệu USD... Tổng trị giá hàng nhập khẩu quý I/2012 đạt 298,9 triệu USD, giảm 7,25% so cùng kỳ. Hàng nhập khẩu chủ yếu trong quý vẫn là nguyên vật liệu để gia công sản xuất[90.tr.5].
32
Vĩnh Phúc là tỉnh nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có lợi thế rất lớn để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế xã hội. Do đó, Vĩnh Phúc cần khai thác tốt hơn nữa lợi thế này, tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, môi trường sản xuất kinh doanh, thu hút mạnh các nguồn lực từ các thành phần kinh tế đầu tư cho phát triển, trước hết là đẩy mạnh phát triển công nghiệp, dịch vụ. Song song với đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh còn quan tâm phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, y tế, giáo dục; chăm lo đời sống người dân; giữ vững ổn định chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ngày càng thuận lợi cho phát triển kinh tế, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, động viên sức mạnh của các tầng lớp nhân dân cùng hướng tới mục tiêu vì sự phát triển chung của tỉnh nhà.
2.1.2.Khái quát về văn hóa và tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay
Người dân Vĩnh Phúc luôn mang trong mình niềm tự hào về truyền thống đấu tranh dựng nước, giữ nước và một nền văn hóa rực rỡ. Cho đến nay, Vĩnh Phúc vẫn mang đậm dấu ấn của văn hóa Hùng Vương, Kinh Bắc, Thăng Long với nền văn hóa dân gian đặc sắc, khoa bảng, với lối sống xã hội và chuẩn mực đạo đức luôn được giữ gìn và phát huy. Nguồn lao động của Vĩnh Phúc khá dồi dào, chiếm khoảng 61,6% tổng dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ thuật và công nghệ tiên tiến. Sự phát triển kinh tế mạnh mẽ trong những năm qua, đặc biệt là công nghiệp, đã trở thành môi trường nâng cao tay nghề cho người lao động.
Vĩnh Phúc là vùng đất có bề dày lịch sử trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước. Con người và vùng đất nơi đây đã để lại một kho tàng di sản văn hoá phong phú và đặc sắc, đó là một tài sản vô giá của Vĩnh Phúc trong tiến trình phát triển của dân tộc. Bên cạnh những di chỉ khảo cổ ở Lũng Hoà, Đồng Đậu, Thành Dền… khẳng định Vĩnh Phúc là một trong những vùng đất cổ, là trung tâm của nước Văn Lang xưa, nơi đây để lại nhiều di tích lịch sử và di sản văn hoá, tạo nên một nét độc đáo riêng.
33
Ngoài những di sản văn hoá vật thể, Vĩnh Phúc còn là vùng văn hoá dân gian đặc sắc trên nhiều loại hình như: Văn học dân gian, mỹ thuật dân gian, âm nhạc dân gian, trò diễn hội làng. Truyền thuyết dân gian và truyền thuyết lịch sử ở Vĩnh Phúc luôn gắn liền với cội nguồn của dân tộc, được phổ biến và lưu truyền ở nhiều địa phương trong tỉnh như truyền thuyết về người con gái Tam Đảo, truyền thuyết về bà Chúa Thượng Ngàn v.v... Các truyền thuyết trên đều nói về những tấm gương giúp dân đánh giặc cứu nước ở Vĩnh Phúc. Tục ngữ ca dao dân ca cũng là thể loại được phổ biến trong cộng đồng dân cư của các dân tộc ở Vĩnh Phúc. Nội dung của tục ngữ, ca dao ở Vĩnh Phúc đều nói lên cái hay, vẻ đẹp tiêu biểu của quê hương và phản ánh đời sống lao động của người dân. Về dân ca ở Vĩnh Phúc vừa mang âm điệu của vùng đồng bằng, vừa phảng phất âm điệu của các làn điệu dân ca các dân tộc miền núi. Tiêu biểu là trống quân Đức Bác, hát ví giao duyên, hát soọng cô của đồng bào dân tộc Sán Dìu.
Nói đến văn hoá dân gian Vĩnh Phúc còn phải kể đến văn hoá ẩm thực. Đó là những món ăn mang nét đặc trưng của miền quê này, gắn liền với cuộc sống của từng vùng đã có từ bao đời nay như: mắm tép ở Đức Bác, cá thính ở Đồng Ích, Cao Phong; cá gỏi của người Cao Lan; bánh nẳng ở Đôn Nhân, Nhân Đạo; cháo se, bánh hòn ở Hương Canh; nem chua ở Vĩnh Yên, bánh đa nem ở Tiến Thịnh, bún bánh ở Hợp Thịnh ,v.v…
Vĩnh Phúc còn nổi tiếng là vùng quê hiếu học. Địa linh Vĩnh Phúc đã sản sinh ra nhiều trang tuấn kiệt, bởi đó là đất sinh tụ của những anh hùng. Mở đầu thời kỳ quốc gia Đại Việt, Vĩnh Phúc có ông Nguyễn Văn Nhượng là một danh tướng nay còn đền thờ ở quê hương ông xã Tứ Trưng, huyện Vĩnh Tường. Văn thần có ông Phạm Công Bình người xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, thi nho học đỗ đầu hàng Đệ nhất giáp, khoa giáp thìn năm 1124 đời Lý Nhân Tông. Ông có công 2 lần đánh thắng quân Chân Lạp, bảo vệ toàn vẹn
34
vùng biên giới phía Nam Tổ quốc, tên ông được ghi sáng ngời trong quốc sử. Thời chiến thì võ công oanh liệt, tiêu biểu là Trần Nguyên Hãn xã Sơn Đông (Sông Lô) trở thành tả tướng quốc, "tên ông gắn liền với tên Vua đủ thấy ông được Vua coi trọng như thế nào"[103, tr.14, 15, tr.43].
Thời bình thì văn học huy hoàng, những con em người Vĩnh Phúc xuất thân vào chốn trường nho thi đỗ cao, làm quan giỏi, tên tuổi được ghi trên bia đá, bảng vàng, trở về quê được suy tôn (đưa lên bậc cao quý), được tôn thờ, tên tuổi ghi lên bia đá, còn sáng mãi hai chữ Thân - Danh.
Theo thống kê của nhà nghiên cứu Lê Kim Thuyên, chỉ tính từ năm 1124 (Triều Lý) đến năm 1889 (Triều Nguyễn) đã thành đạt 98 danh Nho (nổi tiếng trong làng Nho học), tức là các bậc thi đỗ vào hàng Đại Khoa, đạt danh hiệu từ Phó bảng đến Trạng Nguyên, được phân theo các huyện hiện thời như sau: Huyện Vĩnh Tường có 23 người đỗ; Huyện Lập Thạch ( cũ) có 22 người đỗ; Huyện Yên Lạc có 22 người đỗ; Huyện Mê Linh có 15 người đỗ; Huyện Bình Xuyên có 12 người đỗ; Huyện Tam Dương có 1 người đỗ; Thành phố Vĩnh Yên có 3 người đỗ[103, tr.41, 127].
Về tín ngưỡng, ngoài tục thờ Thánh Mẫu Tây Thiên được đa số người dân tin theo, trên địa bàn tỉnh còn có nhiều tục thờ thần, thờ bách thần của người dân thuộc nhiều dân tộc khác nhau như Kinh, Dao, Sán Dìu,v.v...
Về tôn giáo trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có ba tôn giáo được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân là Phật giáo, Công giáo và đạo Tin Lành. Theo số liệu mới nhất, hiện nay tại Vĩnh Phúc: Phật giáo có 433 chùa, trong đó có 101 chùa đã có sư trụ trì; Công giáo có 45 nhà thờ, nhà nguyện, có 49 họ đạo thuộc 10 xứ đạo; đạo Tin Lành có 1 chi hội, với tổng số các tín đồ hoạt động tôn giáo trên 140.000 người.
Ngoài 3 tôn giáo kể trên, còn xuất hiện nhiều hội, nhóm mang màu sắc tôn giáo mới như: Hội Tiên Rồng, Hội Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Tổ tiên
35
Chính giáo và một số điểm, nhóm, cá nhân hoạt động đạo Tin Lành ở các xã chưa được công nhận như: Nhóm Liên Hữu Cơ Đốc, xã Liên Hoà, huyện Lập Thạch; Nhóm Tin Lành Phúc âm truyền giáo, xã Thanh Trù, phường Đống Đa, thành phố Vĩnh Yên.
Vĩnh Phúc cũng là nơi mà Viện nghiên cứu Tôn giáo chọn làm địa bàn điển hình để nghiên cứu hai nhóm “đạo lạ” tiêu biểu là Long Hoa Di Lặc và Ngọc Phật Hồ Chí Minh. Sở dĩ như vậy vì Vĩnh Phúc là một tỉnh có không gian tôn giáo tín ngưỡng khá đặc biệt; gần Hà Nội, thuộc phạm vi khu vực “đất Tổ Hùng Vương” của Việt Nam. Không gian lịch sử văn hóa ấy tất yếu dẫn đến một không gian tôn giáo tín ngưỡng đặc biệt của tỉnh. Nhiều đặc trưng của tâm thức tôn giáo - văn hóa cổ truyền Việt Nam bắt đầu từ vùng đất nơi đây.