Các hiện tượng tôn giáo mới ở VĩnhPhúc thường gắn liền với tín ngưỡng thờ Phật và thờ Mẫu

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 124)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

4.1.6. Các hiện tượng tôn giáo mới ở VĩnhPhúc thường gắn liền với tín ngưỡng thờ Phật và thờ Mẫu

tín ngưỡng thờ Phật và thờ Mẫu

Đứng trên góc độ tôn giáo học, sở dĩ Vĩnh Phúc là mảnh đất thuận lợi cho các hiện tượng tôn giáo mới, bởi vì: Vĩnh Phúc là một tỉnh có không gian tôn giáo, tín ngưỡng khá đặc biệt. Vùng đất này thuộc phạm vi “đất Tổ Hùng Vương” của Việt Nam lại nằm sát Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến. Không gian lịch sử - văn hóa ấy tất yếu dẫn đến một không gian tín ngưỡng, tôn giáo đặc biệt của tỉnh này. Theo GS.TS Đỗ Quang Hưng: “Nhiều biểu trưng của tâm thức tôn giáo - văn hóa cổ truyền Việt Nam bắt đầu từ vùng đất ấy: Sơn Tây là truyền thống thờ Thánh Tản Viên Sơn Tinh với “tứ cung” (Đền Thượng Ba Vì, Đền Hạt, Đền Và, Đền Đồng Mô). Còn “Ngũ cung” lại chính là Thôn Thượng, Yên Lạc” [48, tr. 3]. Vĩnh Phúc cùng với tỉnh lân cận Phú Thọ là những tỉnh nảy sinh nhiều “Đạo lạ” trong những năm gần đây như: Đoàn 18 Phú Thọ, Quốc Tổ Lạc Hồng, Thánh Minh vì Dân tộc, v.v… GS.TS Đỗ Quang Hưng cho rằng, các nhóm phái ấy đang chịu ảnh hưởng ngày càng lớn của Đạo Mẫu và đã có biểu hiện “liên giáo phái” khi họ đều

121

hướng tới những hội Phật Mẫu với nhiều tên gọi khác nhau (Địa Mẫu, Hội Phật Mẫu, Mẫu Hội Địa Cầu, v.v…) nghĩa là đều đề cao đối tượng thờ phụng liên quan đến “nguyên lý Mẹ” quen thuộc của tín ngưỡng dân gian Việt Nam [76, tr.4]. Từ thực tế khảo sát ở Vĩnh Phúc về Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Long Hoa Di Lặc, Hoàng Thiên Long, chúng tôi thấy rằng: Việc xuất hiện các tôn giáo mới ở Vĩnh Phúc cũng như các tỉnh khác theo hướng đa nguyên tôn giáo. Các “Đạo lạ”mới xuất hiện ở khu vực này, có nguồn gốc từ các hiện tượng tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là từ các hình thức của Đạo Mẫu.

Có một thực tế là người dân Vĩnh Phúc còn e ngại với các hiện tượng tôn giáo mới. 91% số người được hỏi cho rằng, các hiện tượng tôn giáo mới là hiện tượng mê tín dị đoan, trục lợi, xâm hại đến truyền thống tôn giáo tốt đẹp của dân tộc Việt Nam và tín ngưỡng, tôn giáo truyền thống của người dân Vĩnh Phúc. Theo chúng tôi, sở dĩ người dân e ngại với các hiện tượng tôn giáo mới là vì chúng làm ảnh hưởng đến sức khỏe, đạo đức, lối sống lành mạnh của xã hội.

4.1.7. Cơ sở thờ tự cùng các hoạt động của tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc gắn liền với sự phát triển du lịch tâm linh

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)