Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ mẫu ở TâyThiên

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 51)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

2.3.1. Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ mẫu ở TâyThiên

Truyền thuyết về Mẫu Tây Thiên được đông đảo người dân biết đến, dù mơ hồ hay rõ ràng, về cơ bản đều dựa theo bản Ngọc phả HùngVương

m 1988. Theo tư liệu của các tác giả cuốn Thánh Mẫu Tây Thiên VĩnhPhúc thì bản thân truyền thuyết này được chép trong hai dị bản của Ngọcphả Hùng Vương; một bản của xã Hy Cương và một bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Hai bản này đã có một đôi chỗ không thống nhất, đó là các chi tiết về sự lên tiên. Bản của xã Hy Cương chép rằng, hai người có phép tiên và cùng lên tiên là Hùng Chiêu Vương và bà Ngọc Tiêu. Còn bản của Viện Nghiên cứu Hán Nôm lại chép rằng, hai người này là bà Ngọc Tiêu và con là Hùng Vĩ Vương. Tuy nhiên, đây chỉ là sự sai lệch nhỏ. Sự không thống nhất lớn hơn là ở chỗ, trong bản Ngọc phả Hùng Vương chép rằng, bà Ngọc Tiêu là vợ của Vua Hùng thứ 7, đó là Hùng Chiêu Vương, còn trong bản thần tích do ông Nguyễn Văn Hoán biên soạn lại cho rằng, bà Ngọc Tiêu không phải là vợ Vua Hùng đời nào cả mà là một nhân vật nữ kiệt có công chiêu quân đánh đuổi giặc Thục, đời Vua Hùng thứ 18 - Hùng Duệ Vương.Trong khi đó, theo khảo sát của chúng tôi, bản thần tích do ông Nguyễn Văn Hoán biên soạn lại được người dân Đại Đình rất tin theo.

Mặt khác, tại khu vực Tây Thiên, các kết quả khai quật khảo cổ học cho thấy, một số lượng lớn các cổ vật được tìm thấy chủ yếu thuộc niên đại nhà Trần và không tìm thấy các chứng tích khảo cổ học nào của thời Đông Sơn hoặc hậu Đông Sơn. Điều này cho thấy sự lung lay của truyền thuyết trước những chứng cớ hùng hồn của khảo cổ học. Tuy nhiên, đó chỉ là cách mà chúng ta nói nếu lấy truyền thuyết để đoán định lịch sử là không xác thực; còn nếu để truyền thuyết sống đời sống của nó, làm chức năng của nó thì ta sẽ

48

thấy một thực tế khác: đó là, trong tâm thức người dân, bao giờ họ cũng muốn gán cho nhân vật được thờ một lịch sử dài lâu, một công trạng hiển hách và bằng cách đó, họ bày tỏ lòng thành kính và niềm tự hào chính đáng của mình. Do vậy, việc đính chính lại những chỗ nhầm lẫn về niên đại trong hai dị bản của truyền thuyết là điều mà các nhà nghiên cứu cần quan tâm một cách xác thực.

Một nghi vấn khác được đặt ra là về nhân vật được thờ. Mẫu Tây Thiên, trong quá trình nhân thần hóa đã trở thành một con người với tên gọi Lăng Thị Tiêu. Nhưng bà là người của dân tộc nào, các thư tịch đều không nói rõ điều này. Truyền thuyết và thư tịch chỉ đề cập tới bà là một tiên nữ vùng Tam Đảo, mà vùng Tam Đảo là nơi cộng cư của nhiều dân tộc, các dân tộc trong vùng như: Người Kinh, Cao Lan, Tày, Nùng, Sán Dìu,… họ đều hướng tới việc thờ phụng Thánh Mẫu. Trong đó, hai dân tộc có số dân tham gia thờ phụng đông nhất là người Kinh và người Sán Dìu. Trong luận án này, do không đủ tài liệu nên chúng tô

dân tộc học của hai dân tộc Kinh và Sán Dìu. Hy vọng sẽ có thêm những tài liệu và góc nhìn khác của các nhà nghiên cứu để bổ chính cho luận án của chúng tôi.

Căn cứ vào Ngọc phả Hùng Vương thì bà Lăng Thị Tiêu là hoàng phi của Vua Hùng thứ VII, như vậy, nhân vật được thờ rất có thể là người Việt, một dân tộc chủ thể và đã có lịch sử hơn hai nghìn năm ở vùng đất này. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng, họ Lăng lại không phải là họ của người Kinh và trong danh sách những người đóng góp xây dựng đền trên các bia công đức (bia “Tạo lập bia ký” hiện để ở đền Ngò - đình Lan Thông; bia “Tam Đảolinh sơn” để ở sân đền Thõng; bia “Tam Đảo Sơn Tây Thiên tự” để ở đền Thượng) có tên của rất nhiều người họ Lăng, điều này cho phép chúng ta khẳng định rằng, họ Lăng đã từng là một họ rất mạnh trước đây ở Tây Thiên. Mặt khác, họ Lăng cũng không phải là một dòng họ phổ biến của cộng đồng người Sán

49

Dìu ở Việt Nam, và những người Sán Dìu mang họ Lăng ở Đông Lộ hiện nay là do những người họ Diệp chuyển sang họ Lăng. Hiện nay, nhóm người họ Lăng còn không nhiều, nên chúng ta gặp nhiều khó khăn khi tìm về sự thật đã chìm lấp trong thời gian quên lãng.

Một giả thiết khác được đặt ra, phải chăng bà Lăng Thị Tiêu là người Sán Dìu? Có một điều đáng chú ý là, tất cả các thủ nhang của ngôi đền thờ Mẫu trong khu vực danh thắng Tây Thiên mà chúng tôi gặp đều nói rằng, Mẫu là người Sán Dìu. Thư tịch và truyền ngôn đều kể lại rằng, nơi Mẫu sinh là Đông Lộ, đó là nơi cư trú của người Sán Dìu; và đền Thỏng, nơi được người dân rất tin theo Mẫu, cũng là nơi định cư của người Sán Dìu trước đây. Nhưng nếu Mẫu là người Sán Dìu thì bà khó lòng xuất hiện ở vùng đất ấy vào thời Hùng Vương vì lịch sử người Sán Dìu vào Việt Nam chưa dài lâu đến vậy. Như vậy, truyền thuyết lại thêm một lần nữa lung lay, khi cho rằng Mẫu Tây Thiên là hoàng phi của một vị Vua Hùng nào đó, cho dù là Hùng Chiêu Vương hay Hùng Duệ Vương . Vì điều này, chúng tôi đã phải tìm hiểu quá trình di cư của người Sán Dìu vào Việt Nam.

Về quá trình di cư của người Sán Dìu vào Việt Nam, hiện chưa có những kết luận chính xác. Tuy nhiên, căn cứ vào ký ức của chính người Sán Dìu và một số thư tịch lịch sử, có thể hướng tới một nhận thức tương đối thống nhất, đó là: người Sán Dìu vào Việt Nam khoảng c -

, bốn trăm năm nay [33, tr.6]. Trong Kiến văn tiểu lục, khi viết về các tộc người ở Tuyên Quang, Lê Quý Đôn có nhắc đến một tộc người, đó là người Sơn Man [33, tr.2]. Ma Khánh Bằng viết: Nếu như Sơn Man là Sơn Dao hay Sán Dìu, thì người Sán Dìu có mặt trên đất nước Việt Nam trước khi có cuốn sách đó (tức Kiến văn tiểu lục) ra đời, tức là vào khoảng trên dưới 300 năm nay.

50

Người Sán Dìu có tên tự nhận là San Déo Nhín, âm Hán Việt là Sơn Dao Nhân, tức là người Dao ở trên núi. Nhưng các dân tộc ở xung quanh lại gán cho dân tộc này nhiều tên gọi khác nhau, chủ yếu là người ta dựa vào đặc điểm canh tác, loại hình nhà ở hay một đặc điểm nào đó của y phục như: Trại Đất, Trại Ruộng, Trại Cộc, Mán Quần Cộc, Mán Váy Xẻ, Sán Nhiêu, Mán Dao. Cho đến tháng 3 năm 1960, Tổng cục Thống kê Trung ương mới khẳng định tên Sán Dìu. Và cũng từ đó, tên Sán Dìu mới đi vào văn bản Nhà nước Việt Nam như một tên gọi chính thức của dân tộc này [50, tr.7].

Chúng tôi đặc biệt chú ý đến tên gọi Trại của người Sán Dìu và liên hệ nó với tên Trại Mới là vùng đất có đền Tổng (xóm Xím, thôn Đông Lộ, xã Đại Đình), nay được gọi là đền Mẫu Hóa. Ông Trần Văn Mạnh, thủ nhang đền Đông Lộ - đền Mẫu Sinh, người Sán Dìu, cho chúng tôi biết, đền Tổng là tên gọi mới, còn trước đó gọi là đền Trại Mới. Phải chăng, đây là cánh đồng mà người Sán Dìu ở Đại Đình khai phá sau khi đã tương đối an cư ở vùng Đông Lộ.

Nhà nghiên cứu Lê Kim Thuyên đã khẳng định rằng, dân tộc Sán Dìu gốc từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc, nhập cư vào vùng núi Tam Đảo ở xã Đại Đình cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tức là giai đoạn muộn của lịch sử cận đại Việt Nam. Dân tộc này cư trú ở xã Đại Đình, nhân ra các thôn xóm như Đông Lộ, Lan Thông và Khổn Thông. Đến nay đã hòa đồng vào cộng đồng các dân tộc thuộc xã Đại Đình. Do ảnh hưởng của nền văn hóa truyền thống bản địa, nên họ đã hòa nhập vào nền văn

Biền cũng cho rằng, đây có thể là một biến thể của nữ thần rừng núi của người Việt (dạng Bà Chúa Thượng Ngàn) mà người Việt mang theo trong quá trình chinh phục đồng bằng của mình [106, tr.49].

51

Những người trông coi đền Mẫu Hóa lại cho rằng, Mẫu Tây Thiên là người Mường, không liên quan đến người Sán Dìu nên không có việc Mẫu sinh ở đền Đông Lộ. Đây lại là một giả thiết, một dị bản trong môi trường truyền miệng của truyền thuyết. Có thể còn nhiều giả thiết khác nữa. Đối với truyền thuyết, rất khó hoặc không thể tìm ra một câu trả lời chính xác; mặc dù vậy vẫn cần một sự nghiên cứu, phân tích thấu đáo các nguồn tư liệu lịch sử và tài liệu nhân học của các nhà khoa học.

2.3.2. Các điện thờ Thánh Mẫu Tây Thiên ở Vĩnh Phúc từ trước đến nay

Tín ngưỡng thờ Mẫu hay Đạo Mẫu là một trong những tín ngưỡng lớn ở Việt Nam. Có thời kỳ loại hình tín ngưỡng này bị cấm vì bị cho là mê tín, dị đoan; song với những giá trị, tính nhân văn vốn có, Đạo Mẫu đã được nhìn nhận lại một cách nghiêm túc.

Trên góc độ tôn giáo học, chúng tôi thấy rằng không khó nhận thấy hình hài của điện thờ Mẫu Tứ phủ hiện diện ở những nơi thờ Mẫu tại khu vực Tây Thiên. Các đền thờ quy mô hơn cả là đền Thõng và đền Tổng - đền Mẫu Hóa. Tại đền Thõng có ban thờ công đồng, ban thờ Mẫu Thoải, ban thờ Mẫu Sơn Trang, ở cung cao có ban thờ Mẫu (không phải là tam tòa) và ban Cô, ban thờ Chúa Sơn Lâm. Tại đền Tổng - đền Mẫu Hóa có ban thờ Ngũ vị tôn ông, ban thờ Chúa Đệ nhị, ban thờ Tứ vị ông hoàng, gian thờ Sơn Trang và cả một gian thờ Trần Triều.

Có thể thấy rõ hơn việc tổ chức các điện thờ Mẫu ở Tây Thiên theo mô hình thờ Mẫu Tứ phủ ở hai ngôi đền trên đường lên đền Thượng là đền Cô và đền Cậu. Hiện nay, hai ngôi đền này đã được xây dựng khá khang trang: đền Cậu do người dân bỏ tiền ra, xây lên một cách tự phát; đền Cô được tỉnh Vĩnh Phúc đầu tư và cũng mới xuất hiện ở Tây Thiên chưa lâu. Ông Nguyễn Văn Trác, 60 tuổi, người ở thôn Đồng Thõng, thủ nhang đền Cậu, cho chúng tôi biết, ngôi đền có từ thế kỷ XVII nhưng khi ông đến đây cai quản cách đây 20

52

năm (theo ông, độ quãng năm 1986-1988), đây chỉ là một ngôi miếu thờ Sơn thần. Tuy nhiên, theo ông Khổng Văn Sắc, thủ nhang đền Thõng, nơi lập đền Cô và đền Cậu hiện nay, trước đây, chỉ có một hòn đá lớn và một bát hương, người dân đi lễ đền Thượng qua đó thường để tiền, sau này mới lập thành đền. Chị Đặng Thị Hợi, 52 tuổi, người Đồng Thõng, bán hàng trước cửa đền Cậu cũng cho biết, khi chị lên đây bán hàng vào năm 1988, nơi đây vẫn chỉ có hòn đá chứ chưa có đền.

, người Sán Dìu có tín ngưỡng thờ “cúi”. “Cúi” ở đây không phải chỉ là ma mà bao hàm một nghĩa rộng, chỉ tất cả thần thánh, ma quỷ trên đời. Trong thế giới “cúi” đó, người Sán Dìu có niềm tin đặc biệt vào đá, họ thường chọn một hòn đá nào đó để ký gửi con mình vào đá bảo hộ. Đứa bé nhận hòn đá là bố nuôi, tết nhất thì phải sửa lễ vật đến cúng; đến tuổi trưởng thành mới làm lễ tạ, gọi là cởi khóa và thay tên. Vậy thì những tảng đá trên núi Thạch Bàn được thắp hương lễ bái có thể là những tảng đá bản mệnh, những bố nuôi của các em bé Sán Dìu nào đó sống trong vùng này. Và hiện nay, các ngôi đền dựng lên đều theo cách thờ cúng của các ban thờ Cô, thờ Cậu của tín ngưỡng Tứ phủ, dù còn sót lại bên đền Cậu một ban thờ Sơn thần khá ấn tượng.

, còn có một ngôi đền mới được dựng lên, đó là đền cô Chín. Ông Nguyễn Văn Trác, thủ nhang đền Cậu cho biết: thủ nhang đền Thượng là cụ Kỳ, do sát căn cô Chín nên đã xin chân hương từ đền Sòng (Thanh Hóa) về để lập nên đền này. Đây cũng là một bằng chứng nữa cho thấy cách quy tụ các dạng thức, các điện thờ Mẫu Tứ phủ đang dần dần hoàn thiện diện mạo ở các nơi thờ Mẫu vùng Tây Thiên.

Các nghiên cứu về đạo Phật ở Tây Thiên đã cho biết, nơi đây đã từng có một hệ thống chùa chiền mà các nhà nghiên cứu Phật giáo cho là thuộc

53

hàng quốc tự - nơi có các cao tăng tu luyện để truyền bá Phật pháp. Hệ thống điện thờ Mẫu ngày nay cũng đang dần dần hoàn thiện theo hướng một quần thể di tích thờ Mẫu khá điển hình của người Việt như là một phép kế thừa truyền thống, đối ứng và hòa hợp với tín ngưỡng thờ Phật ở vùng đất này. Họ có phải là chủ nhân đầu tiên của tục thờ này hay không, truyền thuyết khởi phát về Mẫu có phải là của người Sán Dìu không, hay lại là của một dân tộc khác mà các truyền ngôn của người Sán Dìu cũng chỉ là những lớp đắp bồi? Vấn đề nguồn cội của truyền thuyết, sự biến đổi qua thời gian, sự giao lưu và đan xen văn hóa tộc người không ngừng nghỉ trong suốt quá trình cộng cư của người Kinh và người Sán Dìu hay những tộc người khác tr

tranh văn hóa tộc người nói chung, bức tranh của tín ngưỡng thờ Mẫu ở Việt Nam nói riêng.

Ngoài điểm chung giữa hai dân tộc Kinh, Sán Dìu là tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, còn có thêm một điểm đáng chú ý là một điều kiện cần thiết để xảy ra sự tương tác trong cách thực hành tín ngưỡng giữa hai dân tộc. Các nhà dân tộc học cho biết, người dân tộc Sán Dìu theo Đạo giáo, nhưng họ không chấp nhận phần tu tiên của Đạo mà theo Đạo giáo có tính Saman giáo.

Ở các đền thờ Mẫu Tây Thiên hiện nay, không có gì là lạ khi ta chứng kiến một vài vấn hầu đồng trong cùng một đền. Ở đền Mẫu Sinh, đền Mẫu Hóa chẳng hạn, các buổi hầu đồng diễn ra tấp nập. Ông Trần Mạnh, thủ nhang đền Mẫu Sinh cho chúng tôi biết, có nhiều buổi hầu đồng lớn đã diễn ra ở đây, đặc biệt là các buổi hầu đồng mở phủ, có lẽ vì mở phủ ở đây có lộc. Còn theo ông Hoàng Văn Việt, 67 tuổi, người ở thôn Sơn Phong, xã Đại Đình làm công việc hầu thánh ở đền Mẫu Hóa, vào mùa

54

xuân, khách thập phương từ Sài Gòn, Hà Nội về đây rất đông, muốn có cung để hầu đồng thì phải đăng ký trước vài chục ngày, có hôm có đến 5- 7 ghế hầu. Trong một khuôn viên chưa thật rộng rãi lắm, sự tấp nập của các buổi hầu đồng cho thấy nhu cầu về nghi thức đặc biệt của Mẫu Tứ phủ là hầu đồng không thể thiếu được ở ngôi đền này.

2.3.3. Tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu Tây Thiên của người Kinh ở Vĩnh Phúc

Người dân Vĩnh Phúc thờ Thánh Mẫu theo các cách thức như lập điện thờ riêng, thờ chung trong chùa hoặc tại gia. Thiết chế thờ tự Thánh Mẫu đã được kiểm kê từ năm 1938, thần tượng Thánh Mẫu Tây Thiên mang sắc phục màu đỏ; áo và yếm đều màu đỏ. Theo tác giả Lê Kim Thuyên: Mẫu Tây Thiên là hậu thân của bà mẹ rừng thời công xã thị tộc mẫu hệ miền rừng núi đồi Tam Đảo, thời khởi nguyên rời núi rừng tiến về khai thác đồng bằng châu thổ sông Hồng. Rõ ràng, bà chính là vị thủ lĩnh của một miền “Lăng thị” ẩn danh tính trong suốt thời gian từ công xã nguyên thuỷ, đến thời Trần (thế kỷ XIII) do nhu cầu thực tế của việc điều hành đất nước, các vua Trần mới “định danh” là “Thanh Sơn đại vương”. Đến đời Lê (cuối 1763) thì danh tính rõ ràng hơn với cái họ mang đậm sắc thái của một vùng miền (Lăng thị tính) mà chỉ miền đồi rừng Tam Đảo mới có (theo thống kê xã hội học về tên các họ trong cả nước). Đến khi xuất hiện Ngọc Phả Hùng

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(161 trang)