- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
3.3.3. Tác động của đạoTin Lành đến đời sống xã hội ở VĩnhPhúc hiện nay
hiện nay
Theo các nhà nghiên cứu, trong quá trình tồn tại và phát triển ở Việt Nam, đạo Tin Lành đã chọn lựa các hình thức hoạt động mềm dẻo, giáo lí và lễ nghi được đơn giản hoá, quần chúng hoá. Ở nhiều nơi đạo Tin Lành đã thích nghi dễ dàng với phong tục tập quán của người địa phương, do vậy số lượng tín đồ đạo Tin Lành ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, những ảnh hưởng của nó tới đời sống chính trị xã hội, tâm lý, lối sống, phong tục tập quán, v.v... đang đặt ra nhiều vấn đề khá phức tạp và nhạy cảm.
Cũng như ở các tỉnh khác, hoạt động truyền giáo Tin Lành ở Vĩnh Phúc cũng đã gây ra những vấn đề lớn như sự va chạm, xung đột với các tập tục gia đình, xã hội, tín ngưỡng cổ truyền và các tôn giáo khác ở Việt Nam. Vĩnh Phúc là tỉnh có truyền thống văn hóa tín ngưỡng lâu đời như tục thờ Mẫu, thờ cúng ông bà, tổ tiên, thờ cúng thành hoàng và những người có công với làng, với nước và coi đây là sự thiêng liêng, thậm chí thành tiêu chí hàng đầu về đạo đức của mỗi thành viên trong gia đình, họ tộc, làng xóm. Ngoài ra còn có những tập tục chịu ảnh hưởng từ nghi lễ của Nho giáo, thể hiện lòng hiếu thảo của con cái đối với ông bà, cha mẹ như giỗ chạp, ma chay, cưới xin.Trong khi đó một số nội dung và hình thức sinh hoạt của các điểm nhóm Tin Lành không phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc của dân tộc Việt Nam và người dân địa phương như: dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, có nhóm ăn bốc, ngủ đất, không ăn đồ cúng lễ tiệc làng, tổ tiên, v.v… nên những người thân trong gia đình cũng như nhân dân và chính quyền địa phương không ủng hộ, có người
98
bị gia đình tẩy chay, thậm chí còn gây ra xung đột và ít nhiều đã gây mất ổn định xã hội.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, các nhà truyền giáo Tin Lành ở Vĩnh Phúc đã có những lý lẽ biện giải để chống đối với các tập tục gia đình, tín ngưỡng cổ truyền. Họ lý luận : “Các ông thờ lạy tổ tiên được mấy đời? Thờ trong nhà chẳng qua được hai, ba, đời; thờ trong họ chẳng qua được đôi mươi đời, trước đôi mươi đời há không phải tổ tông xa nữa sao? Cho nên chúng tôi chỉ thờ một mình Đức Chúa Trời là tổ tông của chúng ta. Khi Tin Lành du nhập vào Việt Nam, các nhà truyền giáo ra sức bài bác, tuyên chiến với hệ thống tín ngưỡng của người Việt như: xem địa lý,chọn ngày, thờ thổ công, thờ Bà Chúa Liễu Hạnh...”[36, tr.7]
Với lý lẽ như vậy nên đã thu hút được một số người tin và theo, họ đã chấp nhận từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền để đi theo đạo Chúa, do đó đã dẫn đến sự thay đổi lối sống, tâm lý, tình cảm, sự phân giới về xã hội, văn hoá, tín ngưỡng dân tộc. Nó cũng tạo nên sự chia rẽ trong nội bộ gia đình, dòng họ.
Mặc dù chưa thấy động cơ truyền giáo của đạo Tin lành vì mục đích chính trị ở Vĩnh Phúc, nhưng những bằng chứng ở một số tỉnh khác cho thấy, cũng có những nhà truyền giáo của đạo Tin Lành có mục đích tuyên truyền làm giảm sút lòng tin của nhân dân vào Đảng, Nhà nước và nghiêm trọng hơn, một số tín đồ đạo Tin Lành dễ bị các phần tử xấu lôi kéo chống đối chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc.
Hiện nay Nhà nước Việt Nam đã công nhận tính hợp pháp của đạo Tin Lành, cụ thể là đã công nhận tư cách pháp nhân của Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) từ năm 1958 và Hội Thánh Tin Lành Việt Nam (miền Nam) từ đầu năm 2001. Ngoài ra một số giáo phái Tin Lành khác cũng đã được công nhận về mặt tổ chức. Như vậy, những hoạt động truyền đạo trái phép,
99
không đúng quy định của Nhà nước và của hai Hội thánh Tin Lành đều được xem là bất hợp pháp.
3.3.4. Tình hình thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ ở Vĩnh Phúc