- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
2.2.3. Hệ thống đền, đình thờ bách thầ nở VĩnhPhúc
Hệ thống đền, đình thờ tín ngưỡng bách thần ở Vĩnh Phúc rất phong phú, bao gồm những cụm di tích tiêu biểu sau:
Đình Thổ Tang: Đình ở làng Thổ Tang, xã Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường. Đình thờ Lân Hổ Đô Thống Đại Vương, một vị tướng có công đánh giặc Nguyên - Mông thời nhà Trần. Đình được xây dựng vào khoảng thế kỷ XVII theo kiểu chữ đinh, gồm phần hậu cung và một tòa 5 gian 2 chái. Đình Thổ Tang đã được Bộ Văn hoá - Thông tin ghi vào sổ "Danh mục Di tích lịch sử văn hoá" ngày 13/1/1964 và cấp bằng "Di tích lịch sử văn hoá" ngày 17/2/1990 [Phụ lục 2].
Đình Bạch Trữ: Đình ở xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh thờ Thiên Tiên Mỵ Nương công chúa, con Vua Hùng thứ 18 và thờ Cống Sơn, quân sư của Hai Bà Trưng. Đình Bạch Trữ kiến trúc theo hình chữ "Vương " gồm 3 tòa nhà lớn (mỗi tòa 3 gian 2 chái), song song với nhau, thứ tự từ ngoài vào trong là: Tiền tế, đại đình và hậu cung. Các toà nhà nối thông với nhau bằng 2 nhà ống muống, mỗi nhà dài 3m. Hai nhà tiền tế và đại đình còn lưu giữ được một số mảng chạm khắc gỗ từ cuối thể kỷ XVII. Những bức chạm này lại được đặt ở mặt sau bức cốn của gian chính, gian vẫn dành để lễ bái [Phụ lục 2]
Đền Bắc Cung (Đền Thính): Đền ở xã Tam Hồng, huyện Yên Lạc, thờ Tản Viên Sơn Thánh. Thần Tản Viên là vị thần đứng đầu trong thần thoại Việt Nam. Thần là con rể Vua Hùng thứ 18. Thần đã dạy dân trị thuỷ, đi hết làng này sang chạ khác ở bộ Văn Lang xưa, cùng dân săn bắt muông thú, thả cá, làm bánh, làm mắm ăn và đánh giặc. Hiện nay đền Bắc Cung gồm một tòa
41
nhà chính 3 bậc, mỗi bậc ba gian; bậc cuối cùng tiếp giáp với tiền tế, nơi mọi người đến lễ bái. Ngay phía ngoài tiền tế, có một tiền sảnh 4 mái. Hai bên chính điện có hai dãy tả mạc cho khách thập phương nghỉ tạm và sửa soạn đồ lễ. Hai đầu tả mạc, xây hai cái gác đối xứng nhau, một gác treo quả chuông cao 0,70m, đường kính 0,40m, trên khắc ngày đúc chuông là ngày 24 tháng Chạp năm Duy Tân thứ 5 (24/3/1911); một gác treo trống đường kính 0,50m cao 0,60m [Phụ lục 2].
Đền Đông Cung: Đền ở xóm Thanh Lanh, làng Trung Mầu, huyện Bình Xuyên; Tại đây, dân chúng thờ cả 4 vị sơn thần là U Sơn, Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh. Đền Đông Cung đã bị giặc Pháp đốt phá, chỉ còn lại một số bia đá. Gần đây, đền đã được xây dựng lại, kiến trúc hoàn toàn mới, ở lưng chừng núi, nhìn xuống thung lũng [Phụ lục 2].
Đền Tranh: Đền còn có tên là Bắc Cung Thượng, nằm trên địa phận thôn Hoàng Thạch, xã Trung Nguyên, huyện Yên Lạc. Đền thờ "Tam vị Đại Vương" là Tản Viên, Cao Sơn và Quý Minh. Đền được xây dựng vào đầu thế kỷ IV, được tôn tạo vào các triều đại: Lý (1038), Hậu Lê (1469 và 1479), Mạc (1538), v.v … Đền được hầu hết các triều đại phong sắc và năm 1993 được Bộ Văn hoá - Thông tin công nhận di tích văn hoá. Đền được kiến trúc theo kiểu chữ đinh, gồm hai tòa tiền tế và hậu cung. Hai cung nhỏ nằm sát một ngôi chùa khác, ở đây cũng có gian riêng thờ Phật, Thánh. Vị trí chính của ngôi đền là tòa tiền tế thờ Tam vị Đại Vương. Ở đây còn lưu giữ được một số tác phẩm điêu khắc bằng gỗ và một số đồ thờ bằng đồng có giá trị mỹ thuật cao.
Đền Hai Bà Trưng: Đền ở thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh(*)
. Đền thờ Hai Bà Trưng và ông Thi Sách. Đền nằm ngay trên nền cung điện xưa của Trưng nữ Vương. Đền gồm một tam quan, một hồ sen nhỏ, một sân hẹp lát gạch, rồi đến tiền tế và hậu cung xây sát nhau . Sau đền, còn một số đoạn thành đắp bằng đất, theo các bô lão thì đó là di tích của thành Mê Linh.
42
Cổ vật quý còn lại trong đền có hai con rồng đá và 3 cỗ kiệu gỗ làm từ đời Lê. Về đền thờ Hai Bà Trưng hiện nay gồm có các công trình sau: Tam quan, tiền tế, trung tế và hậu cung. Tam quan làm thời vua Đồng Khánh (lấy mẫu ở Ngọ môn - Huế) gồm hai tầng 8 mái, gỗ tốt, làm đẹp. Cách một sân rộng và hồ bán nguyệt là nhà tiền tế 7 gian, cột vuông, chạm trổ chữ triện. Tiền tế mới trùng tu năm 1886 niên hiệu Tự Đức. Bên ngoài, hai bên có hai cột trụ quả dành khá đẹp. Bên trong gian giữa đặt một án gian thờ, trên để bộ ngũ sự đồng, hai bên có bát bửu. Ở hai đầu hồi treo chuông đồng làm năm Gia Long thứ 2 (1805) và trống đồng cùng các đồ tế tự khác như 4 cỗ kiệu của bà Trưng Trắc, Trưng Nhị, Thi Sách và Cốt Tung. Trung tế và hậu cung nối với nhau bằng một ống muống ngắn thành hình chữ Đinh. Đây được coi là nơi thờ chính của hai vị nữ anh hùng dân tộc thời đầu công nguyên và các tướng lĩnh của Hai Bà nên được bài trí hết sức uy nghi. Kiến trúc được chạm trổ hết sức công phu, tỉ mỉ với các hình tứ quý, tứ linh, lưỡng long chầu nguyệt, long cuốn thuỷ, trương nhĩ và cả hệ thống đồ thờ, tượng thần được tạo dựng hết sức tinh tế sống động [Phụ lục 2]
Đền Phú Đa: Đền ở xã Phú Đa, huyện Vĩnh Tường, thờ Lãng trung Hầu Nguyễn Thai. Vật liệu làm đền chủ yếu là gỗ lim và đá xanh. Gỗ loại tốt, bào trơn đóng bén, mộng sàm chặt khít, không chạm khắc cầu kỳ. Sáng tạo nổi bật ở công trình là việc xử lý nền móng. Nét độc đáo nữa là đền Phú Đa có nhiều di vật bằng đá nhất trong số kiến trúc cổ hiện có ở Vĩnh Phúc. Nếu chỉ tính những tác phẩm hoàn chỉnh thì đã có tới 48 tác phẩm được sắp xếp theo yêu cầu thờ tự từ cổng qua sân đến tiền đường rồi sinh từ, như sau: Cột trụ, chó, rồng, võ sĩ, ngựa, voi, sư tử, chậu, bàn tẩn, án gian, bát hương, bia, sập, án thư, ngai thờ, v.v… Tất cả đều bằng đá, được đục chạm công phu, tỉ mỉ với những đường nét điêu luyện [Phụ lục 2].
Đền Đuông: Đền Đuông ở xã Bồ Sao (Vĩnh Tường). Đền thờ "Đông Hải Long Vương", phu nhân và con gái. Đông Hải Long Vương là con thứ 25
43
của Lạc Long Quân và Âu Cơ, có công dạy dân vùng Bồ Sao trị thuỷ sông Hồng, chống lũ lụt bảo vệ mùa màng và đời sống nhân dân. Đền Đuông không chỉ là một di tích lịch sử có giá trị mà còn là một công trình kiến trúc nghệ thuật độc đáo. Đa phần di tích được kiến thiết vào thời Nguyễn, thế kỷ XIX [Phụ lục 2].
Đền bà Chúa Thượng ngàn:
Ngôi đền nằm trên sườn núi cao và cách mặt biển cả ngàn mét. Khí hậu ở khu vực đền rất lý tưởng cho những ai muốn tu tiên luyện đan. Ngôi đền được xây dựng cách đây khoảng hơn 600 năm. Trải qua năm tháng bể dâu và thời tiết mưa nắng khắc nghiệt ngôi đền cổ đã được tu sửa nhiều lần. Hiện tại ngôi đền được xây bằng gạch có kết cấu kiến trúc hình vuông chia thành hai gian tiền tế và hậu cung.
Sự tích Chúa Thượng Ngàn
Mẫu Thượng Ngàn hoặc Bà Chúa Thượng Ngàn( Mẫu nhạc phủ) là một trong ba vị mẫu được thờ cúng tại điện mẫu, cạnh đình, chùa của người Việt, chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Bà được tạc thành hình một phụ nữ đẹp, phúc hậu, ngồi ở tư thế thiền, chân xếp bằng hai tay chắp và mang trang phục màu xanh khi được đặt cùng hai vị mẫu kia là mẫu thiên phủ và thoải phủ hoặc được thờ riêng trong một điện. Việc thờ phụng bà Chúa Thượng Ngàn là một đặc điểm của tín ngưỡng gắn liền với núi rừng của người Việt. Bà là một nhân vật mang tính truyền thuyết và đóng vai trò quan trọng trong tín ngưỡng hầu bóng tam phủ hay tứ phủ.
Bà là con gái của Sơn Tinh (tức Tản Viên Sơn Thánh) và công chúa Mỵ Nương (trong truyền thuyết Sơn Tinh-Thủy Tinh). Khi còn trẻ, Chúa là cô gái đức hạnh, lại tài sắc vẹn toàn, được cha mẹ đặt tên là La Bình. La Bình thường được cha cho đi cùng, đến khắp mọi nơi, từ miền núi non hang động đến miền trung du đồi bãi trập trùng. Khi trở thành chúa tể của miền núi
44
non và trung du, công chúa Thượng Ngàn vẫn luôn luôn chăm chỉ, hàng ngày hết sức làm tròn các trọng trách của mình. Chúa bảo ban các loài cầm thú phải biết sống hòa hợp với nhau, dạy chúng đừng ăn những loài quả độc, nấm độc, biết tránh khỏi những cây cối đổ, những cơn lũ quét ...
Ngọc Hoàng Thượng đế còn ban tặng cho bà thêm nhiều phép thuật thần thông, đi mây về gió, và trở thành vị Thánh bất tử để luôn luôn gần gũi, gắn bó với cõi trần, vĩnh viễn ở miền trung du và núi non hùng vĩ. Khi dân chúng sinh sôi nảy nở ra thêm, từ miền núi non và trung du tràn xuống các miền đồng bằng và ven biển, đã mang theo những cách thức làm ăn và phong tục tập quán từ hồi còn ở trong rừng, dưới sự bảo ban dìu dắt của công chúa Thượng Ngàn.
Cùng với nhiều vị thần thánh khác, công chúa Thượng Ngàn vẫn ngày đêm lặng lẽ âm phù cho sự bình yên của mọi người dân nước Việt. Dân gian gọi bà là Mẫu, một cách vừa trìu mến gần gũi mà cũng vừa tôn kính.
Bà Chúa Thượng Ngàn, cũng như nhiều vị thần thánh khác, được nhiều người tôn thờ, và được coi là hồn thiêng của sông núi, bao đời nay dẫn dắt bao thế hệ vững bước đi lên. Bà có mặt ở khắp nơi, theo bước chân của dân chúng, khi ở miền rừng núi rồi xuống miền đồng bằng. Vì vậy, ở nhiều nơi người dân lập điện thờ phụng bà. Tuy nhiên, đại bản doanh của bà vẫn là vùng núi non và các cửa rừng.
Ngôi đền cổ ở Tam Đảo (Vĩnh Phúc) thờ bà Chúa Thượng Ngàn cũng mong nhận được những ân sủng của Mẫu Thượng Ngàn. Lượng người hành hương về đây cầu xin tài, lộc của nữ thần ngày một đông.
Nhìn chung đây là một ngôi đền linh thiêng. Cũng do sự linh thiêng của thánh Mẫu và sự tích tụ khí thiêng của núi rừng đất Việt mà ngôi đền thờ tuy được xây dựng ở đây đã mấy trăm năm mà vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay.
Hệ thống các đền thờ tín ngưỡng bách thần ở Vĩnh Phúc hết sức phong phú. Mỗi công trình gắn với một truyền thuyết dân gian hoặc một sự kiện lịch
45
sử cụ thể với một kiểu kiến trúc riêng biệt do bàn tay, khối óc của người thợ