- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
3.2.1. Một số giáo xứ Công giáo ở VĩnhPhúc
Các giáo xứ của Công giáo Vĩnh Phúc hiện nay nằm trọn trong giáo hạt Tây Nam thuộc Giáo phận Bắc Ninh. Theo lịch sử Giáo hội, Giáo phận Bắc Ninh được thành lập từ năm 1883 theo tông sắc của Giáo hoàng Lêô XIII với tên gọi ban đầu là Giáo phận Bắc Đàng Ngoài (bao gồm cả Giáo phận Lạng Sơn ngày nay). Năm 1924 Giáo phận Bắc Đàng Ngoài được đổi tên thành Giáo phận Bắc Ninh. Hiện tại Giáo phận có 57 linh mục coi sóc 81 giáo xứ với 327 giáo họ, Người đứng đầu Giáo phận hiện nay là Giám mục Cosma
82
Hoàng Văn Đạt, một giáo sĩ thuộc Dòng Tên[36, tr. 7]. Do dung lượng của luận án có giới hạn nên chúng tôi chỉ chọn 3 giáo xứ tiêu biểu trong số 10 giáo xứ ở Vĩnh Phúc là Giáo xứ Vĩnh Yên, Giáo xứ Hòa Loan và Giáo xứ Phúc Yên để trình bày với hy vọng qua đó sẽ phần nào nói lên được quá trình truyền giáo và thực trạng của Công giáo ở Vĩnh Phúc hiện nay.
Giáo xứ Vĩnh Yên:
Giáo xứ Vĩnh Yên gồm 03 họ đạo là nhà xứ Vĩnh Yên, An Định và Tam Đảo, với 525 giáo dân. Theo Linh mục Trần Quang Vinh, sau năm 1954 số giáo dân thuộc giáo xứ Vĩnh Yên còn lại rất ít ỏi, vì nhiều người đã nghe theo lời kêu gọi của thực dân Pháp di cư vào miền Nam. Sau giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước năm 1975, đặc biệt là từ sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam đề ra đường lối đổi mới năm 1986 và các năm tiếp theo, một số đất đai nhà thờ trước đây bị trưng dụng vào các mục đích khác nay đang từng bước được trả lại cho giáo xứ, điều kiện sinh hoạt tôn giáo được cải thiện, số giáo dân không ngừng tăng, nhất là từ khi giáo xứ có linh mục về coi sóc.
Điểm nổi bật nhất của giáo xứ Vĩnh Yên chính là giáo họ Tam Đảo với nhà thờ đá Tam Đảo nổi tiếng. Tam Đảo trước đây là một giáo xứ, nay là một giáo họ thuộc giáo xứ Vĩnh Yên. Nhà thờ Tam Đảo hiện nay nằm trên dãy núi Tam Đảo có khí hậu rất mát mẻ trong khu du lịch cùng tên do người Pháp khai sinh, cách Tòa Giám mục Bắc Ninh 90km.
Giáo xứ Tam Đảo được thành lập năm 1906, lúc đầu có gần 200 giáo dân với nhà thờ bằng tranh lá. Năm 1937, một ngôi nhà thờ đá được xây dựng theo kiến trúc Pháp với chiều dài 26m, rộng 11m. Trong thời kì kháng chiến chống Pháp, do chủ trương “tiêu thổ kháng chiến” của chính quyền lúc bấy giờ nên toàn bộ các ngôi biệt thự tại Tam Đảo bị phá hủy hoàn toàn, chỉ có nhà thờ đá là công trình kiến trúc duy nhất còn nguyên vẹn. Do nhiều biến cố lịch sử, từ sau năm 1954 nhà thờ Tam Đảo đã được sử dụng vào các mục đích
83
khác nhau và đến ngày 8 tháng 8 năm 2008 chính quyền tỉnh Vĩnh Phúc đã trao lại nhà thờ Tam Đảo cho Giáo phận Bắc Ninh quản lý. Ngày 2 tháng 9 năm 2008, Giám mục Cosma Hoàng Văn Đạt cùng 12 linh mục Giáo phận Bắc Ninh đã long trọng dâng thánh lễ tạ ơn và làm phép tại nhà thờ. Có tới hơn 2.000 giáo dân đã tới tham dự thánh lễ. Đây là một con số kỉ lục về số lượng người tham dự thánh lễ tại nhà thờ Tam Đảo từ trước đến nay.
Khi Hồng Y Phaolô Giuse Phạm Đình Tụng còn đang là Giám mục Giáo phận Bắc Ninh, ông đã đặt tước hiệu cho nhà thờ Tam Đảo là nhà thờ Nữ Vương. Do thời gian, hiện nay nhà thờ Tam Đảo đã xuống cấp nghiêm trọng rất cần được trùng tu, nhiều hạng mục công trình thậm chí cần xây dựng lại.
Giáo xứ Hòa Loan:
Giáo Xứ Hòa Loan đã có lịch sử thăng trầm gần 2 thế kỷ. Vào khoảng năm 1820, vùng đất Hòa Loan, huyện Vĩnh Tường, trước thuộc tỉnh Sơn Tây nay thuộc xã Lũng Hòa, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đã xuất hiện những tín đồ Công giáo đầu tiên. Ban đầu chỉ có ba chi họ với hơn hai chục gia đình, gồm khoảng 100 nhân khẩu đã chịu phép Rửa tội.
Vào khoảng cuối những năm 80 thế kỷ XIX, họ giáo Hòa Loan đã làm được ngôi nhà nguyện 5 gian bằng tre gỗ lợp tranh, và từ đó số tín đồ ngày một tăng lên. Đến đầu thế kỷ XX, số tín đồ của giáo họ đã đạt tới con số hơn 300 với trên 60 hộ. Giáo xứ Hoà Loan đã chính thức được thiết lập vào năm 1910, dưới thời Giám mục Maximino Velasco Khâm, Giám mục Giáo phận Bắc Ninh 1902-1924, với 4 họ đạo là Hòa Loan, Bồ Sao, Cửa Sông và Hương Nghĩa. Họ Hòa Loan được nâng lên làm nhà xứ. Lúc này, linh mục chánh xứ tiên khởi được Giám mục Giáo phận Bắc Ninh bổ nhiệm là linh mục Mactinô Thành và linh mục Định làm phó xứ. Từ khi có các linh mục xứ về trực tiếp coi sóc và sống cùng, lối sống đạo của giáo dân trong giáo xứ được cải thiện
84
đáng kể, đức tin được tăng trưởng, các thánh lễ được tổ chức đầy đủ và thường xuyên.
Năm 1913, dưới thời linh mục chánh xứ Mactinô Thành, một nhà nguyện tường gạch mái ngói, có chiều dài 12m rộng 6m với tổng diện tích mặt bằng 72m2
được xây dựng cùng một nhà giáo lý diện tích 80m2 khang trang, sạch đẹp.
Trong các giai đoạn tiếp theo, giáo xứ Hòa Loan đã lần lượt được đón nhận nhiều linh mục về coi sóc giáo xứ. Năm 1941, dưới thời linh mục Bích, một ngôi thánh đường có chiều dài 41m, rộng 10m đã được khởi công xây dựng. Nhưng đến năm 1943, công trình đã phải tạm dừng khi còn đang dở dang do hoàn cảnh kinh tế khó khăn. Bước vào giai đoạn1948-1949, khi cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp ngày càng diễn ra khốc liệt, linh mục Bích do tuổi cao sức yếu nên đã tản cư lên xứ Văn Thạch, và qua đời tại đó. Linh mục phó xứ cũng di dời đi nơi khác. Tới năm 1950, linh mục Giuse Nguyễn Khắc Mẫn được cử đến coi sóc giáo xứ Hòa Loan.
Năm 1954, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của dân tộc Việt Nam kết thúc thắng lợi, hòa bình đã được lập lại ở miền Bắc. Nhưng nghe theo lời dụ dỗ, lừa phỉnh của thực dân Pháp và các giáo sĩ Công giáo không muốn đồng hành cùng chính quyền cách mạng, nhiều đồng bào giáo dân ở miền Bắc đã ồ ạt di cư vào miền Nam, trong đó, riêng nhà xứ Hoà Loan đã có tới hơn 50% giáo dân cùng linh mục xứ tham gia vào cuộc di cư này. Đời sống đạo của giáo xứ Hòa Loan nói riêng, của cả Giáo hội Công giáo ở miền Bắc nói chung bước vào giai đoạn tạm thời suy thoái. Nhiều nhà thờ, nhà nguyện và các cơ sở sinh hoạt khác của Công giáo bị bỏ hoang , tín đồ và giáo sĩ kẻ Nam người Bắc. Mãi đến năm 1957, Giám mục Phêrô Khuất Văn Tạo, Giám mục Giáo phận Hải Phòng, kiêm giám quản Giáo phận Bắc Ninh đã cử linh mục Hoàng Nghĩa Châu, thuộc dòng Đa Minh đến làm linh mục chánh
85
xứ Vĩnh Yên kiêm quản xứ Hòa Loan. Năm 1960, Giáo phận Bắc Ninh lại điều chuyển linh mục Hoàng Nghĩa Châu đi nơi khác, giáo xứ Hòa Loan lại tiếp tục tình trạng thiếu vắng linh mục quản xứ. Trong suốt 34 năm, kể từ khi linh mục Hoàng Nghĩa Châu đi nơi khác, cho đến năm 1994, nhà xứ Hòa Loan hoàn toàn không có linh mục đến làm lễ. Giáo dân muốn dự lễ và lĩnh nhận các bí tích phải về xứ Trung Xuân cách đó 30 km do linh mục Micae Lê Bá Cầm coi sóc. Cuối năm 1962, sau khi linh mục Micae Lê Bá Cầm qua đời, người Công giáo giáo Xứ Hòa Loan muốn đi lễ lại phải đến giáo xứ Yên Mỹ cách đó trên 40 km do linh mục Giuse Nguyễn Hữu Tất coi sóc. Sau khi linh mục Giuse Nguyễn Hữu Tất qua đời vào tháng 4 năm 1971, cho đến tận năm 1994 các giáo xứ ở Vĩnh Phúc với hàng chục nghìn giáo dân hoàn toàn không được một linh mục nào tới coi sóc. Giáo dân buộc phải sang Toà Giám mục Bắc Ninh cách Hòa Loan hơn 100 km để dự lễ và lĩnh nhận các bí tích. Không phải ai cũng có điều kiện để làm được việc này trong thời kỳ cả nước còn chưa thoát khỏi chế độ quan liêu, bao cấp và lối tư duy thiên tả về tôn giáo."Đời sống kinh tế thì thiếu thốn, đói nghèo, không tiền tàu xe, phương tiện khác không có, nên nhiều người độ tuổi từ 25 đến 30 không biết Thánh Lễ là gì, không được lĩnh thụ các nhiệm tích, đức tin như tàn lụi‟‟ [37, tr. 3].
Sau khi đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, đời sống kinh tế của giáo dân ngày càng được nâng cao và sinh hoạt tôn giáo của họ cũng ngày một thuận lợi hơn. Năm 1994, sau khi được bổ nhiệm làm Giám mục chính tòa coi sóc Giáo phận Bắc Ninh, Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến đã cử linh mục Giuse Trần Quang Vinh về coi sóc giáo hạt Vĩnh Phúc. Năm 1998, linh mục Giuse Bùi Xuân Bính được điều chuyển về Vĩnh Phúc thay cho linh mục Giuse Trần Quang Vinh. Trong giai đoạn từ năm 1994 đến năm 2005, mỗi năm giáo xứ Hòa Loan được các linh mục đến làm lễ một lần và ban các bí tích cho giáo dân.
86
Ngày 9 tháng 10 năm 2005, linh mục chánh xứ mới được bổ nhiệm là Linh mục Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu. Ông được giao trực tiếp coi sóc các giáo xứ Dân Trù, Trung Xuân và Hòa Loan. Kể từ đó, các ngày Chúa Nhật và lễ trọng tại nhà thờ luôn có Thánh Lễ, các bí tích cũng được ban thường xuyên hơn mỗi khi giáo dân có nhu cầu. Dưới sự lãnh đạo của Tòa Giám mục Bắc Ninh đứng đầu là Giám mục Giuse Maria Nguyễn Quang Tuyến và sự chỉ đạo trực tiếp của Linh mục chánh xứ Phanxicô Xaviê Nguyễn Huy Liệu, với sự đóng góp của giáo dân trong 10 họ đạo, giáo xứ Hòa Loan đã xây dựng được một ngôi nhà thờ mới khang trang thay cho ngôi nhà thờ cũ đã bị xuống cấp nghiêm trọng dù đã được tu sửa nhiều lần.
Hiện nay, cùng với việc xây dựng nhà thờ mới, phát triển tín đồ, giáo xứ Hòa Loan đã tổ chức được nhiều đoàn thể Công giáo tiến hành như : hội Giuse, hội Mân Côi, huynh đoàn Đa Minh giáo dân, thiếu nhi Thánh Thể, ban kèn, trống, v.v…Điều này chứng tỏ đức tin Công giáo đang hồi sinh và phát triển ở một vùng đất tưởng chừng như không còn khả năng tồn tại sau 34 năm thiếu vắng linh mục coi sóc và đời sống vật chất của giáo dân gặp vô vàn khó khăn.
Giáo xứ Phúc Yên:
Giáo xứ Phúc Yên ngày nay, bao gồm nhà xứ Phúc Yên và các giáo họ như : Bến Xây, Đại Lợi, Kim Anh, Kim Tràng, Tân Lợi và Văn Lôi với số giáo dân là hơn 3.800 người. Hiện nay, người coi sóc giáo xứ Phúc Yên là Linh mục Phêrô Nguyễn Công Văn. Nhà xứ Phúc Yên tọa lạc ngay tại trung tâm thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, cách tòa Giám mục Bắc Ninh 50 km về hướng Nam.
Khi thành lập giáo phận Bắc Ninh năm 1883, giáo xứ Phúc Yên còn là một họ lẻ của giáo xứ Đông Bài. Nhưng trong những năm sau đó giáo họ này phát triển rất nhanh chóng. Năm 1902 giáo họ Phúc Yên được nâng lên hàng
87
giáo xứ và đến năm 1932, đã trở thành một giáo xứ lớn của Giáo phận Bắc Ninh với 600 tín đồ. Năm 1935, giáo xứ Phúc Yên đã xây dựng được một ngôi nhà thờ khang trang, với tổng diện tích 520m2, tháp cao 35m. Năm 1941, số tín đồ của giáo xứ Phúc Yên là 1.153 người.