Tín ngưỡng thờ Mẫu ở VĩnhPhúc gắn liền với tín ngưỡng thờ Phật và thờ thần

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 120)

- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn

4.1.3.Tín ngưỡng thờ Mẫu ở VĩnhPhúc gắn liền với tín ngưỡng thờ Phật và thờ thần

Phật và thờ thần

Vùng đất Vĩnh Phúc được xem như đất Phật, cõi Tiên của đồng bằng Bắc Bộ. Khách hành hương đến Vĩnh Phúc là đến với Mẫu, về với Phật. Khảo sát các điểm di tích tôn giáo ở đây hiện nay có thể thấy rõ một điều là không gian thờ tự nơi đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa thờ Mẫu và thờ Phật. Cứ có chùa thờ Phật là có đền thờ Mẫu, hoặc có nơi thì tiền Phật, hậu Mẫu. Điều này phản ánh đời sống tâm linh của con người nơi đây có sự cân bằng rõ rệt giữa đời sống hiện tại với thế giới luân hồi. Người ta vừa hướng đến một đời sống có sức khỏe, hạnh phúc, vừa hướng đến một cõi vĩnh hằng thanh tịnh. Sự song song tồn tại giữa thờ Mẫu và thờ Phật chính là một trong các đặc trưng văn hóa tâm linh mang tính bản địa rất đặc sắc của vùng đất này.

117

Theo chúng tôi, Tam toà Thánh Mẫu ở Vĩnh Phúc hiện nay không chỉ nói về số lượng, số đếm thông thường mà còn nói về sự bao quát, đầy đủ mà người xưa quan niệm. Số ba có thể nói là một số thiêng: Tam giới (Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới); Tam thời (Quá khứ, Hiện tại, Tương lai).Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc gắn bó chặt chẽ với Phật Giáo.

Ngoài ra, trong điện Mẫu ở Vĩnh Phúc còn có hệ thống thờ Thần. Theo các nhà nghiên cứu, tín ngưỡng Tam phủ, Tứ phủ dưới ảnh hưởng của Phật giáo và Đạo giáo (Trung Hoa) tôn thờ chư Phật , Bồ Tát... và rất nhiều vị thần. Các vị thần được nhắc đến khá đầy đủ trong bản văn Công Đồng.Tuy nhiên, với tín ngưỡng bản địa Việt Nam nói chung và Vĩnh Phúc nói riêng, không như Trung Quốc, các vị thần của Đạo giáo khá mờ nhạt. Trong điện thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc người ta chỉ biết tới Ngọc Hoàng Thượng Đế (Vua Cha Ngọc Hoàng) và Bát Hải Long Vương (Vua Cha Động Đình). Còn lại các vị thánh được chia làm các hàng bậc rõ rệt .

Các vị thánh bản đền có thể được hầu riêng trước khi hầu Tứ phủ, thí dụ, giá chúa Sơn Trang được hầu sau giá Thánh Mẫu và trước khi hầu các giá Tứ phủ. Thánh Mẫu thường được coi ở ngôi cao nhất nên phải hầu đầu tiên. Theo quan sát của chúng tôi, hiện nay ở Vĩnh Phúc có trường hợp các vị thánh bản đền được hầu sau khi thỉnh giá cuối cùng của một hàng nào đó.

Sự biến đổi của tín ngưỡng thờ Thánh Mẫu ở Vĩnh Phúc là kết quả của quá trình giao lưu hội nhập mạnh mẽ, điều này thể hiện qua sự xuất hiện nhiều hình thức thờ tự khác trong hệ thống thờ Thánh Mẫu Tây Thiên. Đặc biệt trong thời kỳ hiện nay, theo nghiên cứu của chúng tôi, hiện tượng hầu đồng tại các cơ sở thờ Mẫu ở Vĩnh Phúc có phần gia tăng và các ông đồng, bà đồng, các cung văn ở hầu khắp các vùng miền của đất nước đều hiện diện ở vùng đất này. Hiện tượng này vừa phản ánh sự đa dạng của văn hóa trong bối

118

cảnh giao lưu và hội nhập, vừa cho thấy nhu cầu về đời sống tâm linh của các giai tầng xã hội ngày càng phong phú và đa dạng hơn.

Một phần của tài liệu Tín ngưỡng, tôn giáo ở vĩnh phúc thực trạng, đặc điểm và những vấn đề đặt ra (Trang 120)