- Kitô giáo ở VP hiện nay phát triển hay suy tàn
4.1.1. VĩnhPhúc là một trong số các địa phương có tín ngưỡng thờ nhiều thần nhất
nhiều thần nhất
Có thể nói rằng, tín ngưỡng thờ nhiều thần hay còn gọi là tín ngưỡng thờ bách thần là một trong những đặc điểm của tín ngưỡng, tôn giáo ở Vĩnh Phúc. Các thần trong tín ngưỡng thờ bách thần ở Vĩnh Phúc rất phong phú. Bao gồm các thần có nguồn gốc tự nhiên - nhiên thần và các thần có nguồn gốc từ con người - nhân thần. Các thần có nguồn gốc tự nhiên như: Thần là linh hồn của các ngọn núi, thần trông coi cai quản núi - thần núi; thần có nguồn gốc từ các loài sống dưới nước, cai quản sông nước - thủy thần; thần là các loài muông thú, cây cỏ, các hiện tượng của tự nhiên, v.v…Ở Vĩnh Phúc hiện nay có hàng trăm vị thần được nhân dân thờ cúng, trong đó phong phú nhất là các thần ở vùng núi Tam Đảo.
Các thần có nguồn gốc con người như: người có công lao đối với dân tộc, với đất nước trong kháng chiến bảo vệ nền độc lập của dân tộc, khi chết được phong thần; người có công với làng xã, khi chết được dân làng tôn phong làm Thành hoàng làng; người có công đem những ngành nghề mới đến cho dân làng để phát triển kinh tế, cải thiện đời sống, khi chết được tôn thờ là tổ nghề. Cũng có những thần không xác định rõ công trạng, có thể vì khi còn sống không giúp ích gì cho dân làng nhưng khi chết đi, dân làng bị một nạn dịch hay một tai họa nào đó và nghĩ là do người đó gây nên, vì vậy dân làng cũng lập đền để thờ cúng.
112
Ở Vĩnh Phúc không làng xã nào không thờ thần. Mỗi làng ít nhất có một vị thần, làng nhiều có tới bảy vị thần. Dù vị thần đó là nhân thần hay nhiên thần, có công với đất nước hay không, miễn là dân làng thấy linh thiêng thì họ tôn thờ. Điều đó cho thấy, thần và tín ngưỡng thờ thần tồn tại phổ biến trong đời sống tâm linh của mỗi người dân nơi đây. Việc thờ thần, ngoài tỏ lòng biết ơn công lao của thần đối với dân tộc, đất nước và xóm làng, họ còn cầu mong thần linh che chở, bảo vệ cho dân làng trước thiên tai của tự nhiên và tai họa do xã hội đem đến. Đây chính là mục đích cao nhất của tín ngưỡng thờ thần. Vì theo quan niệm của người dân, thần linh có nhiều chức năng phép thuật, có thể cứu giúp, bảo ban che chở cho dân làng.
Đình thờ thần ở Vĩnh Phúc rất phong phú, đa dạng. Có làng chỉ có một đình nhưng có làng có tới bảy ngôi đình (Trường hợp xã Phú Xuân - huyện Bình Xuyên). Trong đình làng người dân Vĩnh Phúc thờ các vị thần khác nhau. Việc thờ thần này hay thần kia là do quan điểm cũng như lịch sử của từng làng. Các số liệu trong bảng thống kê 4.1 và 4.2 chỉ rõ vấn đề này [Bảng 4.1. Bảng 4.2- Phụ lục 8]
Trong tâm tưởng người dân, thần là toàn vẹn, là không khuyết điểm, tất cả những gì tốt đẹp đều hội tụ trong thần. Họ nhắc đến thần với toàn tâm kính trọng. Thần luôn ngự trị trong ý thức con người. Vì thế, khi bước chân đến nơi thờ thần - chốn linh thiêng, họ đều tỏ rõ thái độ cung kính từ cử chỉ, ăn mặc chỉnh tề, đi đứng đàng hoàng, đến lời nói cũng nhẹ nhàng từ tốn. Tuy nhiên, thần ở vùng Tam Đảo lại không quá xa lạ với con người mà có phần thân thiết, đồng cảm với con người. Vì thế, nên người dân nơi đây đã xây dựng cho thần một lí lịch rất con người nếu thần là nhiên thần, tức là "phàm trần hóa" thần; còn nếu thần là nhân thần, họ lại tạo dựng cho thần có những điểm khác hẳn với người thường. Chính vì thế, nên thần vừa là người nhưng cũng không hẳn
113
là người. Do vậy, các thần "không đứng ngoài trần thế" mà "vẫn sống" xung quanh con người, theo dõi hoạt động của con người để phù trợ con người.
Đặc điểm của việc thờ bách thần ở Vĩnh Phúc là có những vị thần do dân làng tạo ra, mang những đặc trưng riêng của làng xóm quê hương, mang dấu ấn của mỗi làng xã. Vì thế đối với người dân, việc tôn thờ thần cũng thể hiện lòng yêu quê hương làng xóm, giữ gìn bản sắc truyền thống văn hóa làng xã.